Bí Tích Thánh Thể: Thức ăn của thần linh

Suy ngẫm cho thánh lễ Mình và Máu Chúa Kitô (Corpus Christi) vừa qua…
“51Ta là bánh hằng sống từ Trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh thầy sẽ ban tặng, chính là thịt ta đây, để cho thế gian được sống… 52 Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được? " 53 Đức Giê-su nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. 54 Ai ăn thịt và uống máu ta, thì được sống muôn đời, và ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, 55vì thịt ta thật là của ăn, và máu ta thật là của uống. 56 Ai ăn thịt và uống máu ta, thì ở lại trong ta, và thầy ở lại trong người ấy.”   (jn 6:51-56)

26 Cũng trong bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." 27 Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, 28 vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội. (Mt 26:26-28)
“Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” Một câu hỏi còn vang động cho đến hôm nay đối với nhiều người. Khó có thể chấp nhận được rằng sau vài câu “hocus pocus” của vị linh mục chủ tế thì miếng bánh tráng đơn sơ và chén rượu nho nồng, được pha lẫn chút nước, đột nhiên biến thành mình và máu của một người. Huống hồ chi lại bảo người ta hãy ăn thịt và uống máu ấy đi.  Vậy thì cơn cớ nào khiến tôi tin cậy ở một điều mà bình thường dễ bị chế ngạo là mê tín dị đoan. Thử điểm qua vài lý do sau:
  1. Tôi tin Đức Giêsu Kitô là đường để nên thánh, là nguồn của mọi sự thật, và là sự sống bất diệt. Vì thế, tôi phải tin rằng khi Ngài chỉ miếng bánh và nói rằng “này là mình Thầy”, thì đó thật là Mình Thánh Chúa tôi, bởi Sự Thật không thể nói ngoa.
  2. Có những sự việc được biến thành hiện thực chỉ qua lời nói, bởi thẩm quyền của người nói lên nó. Ví dụ, chủ tọa trong phiên họp đứng lên phát biểu, “tôi tuyên bố phiên họp này chấm dứt”, thì phiên họp chấm dứt. Vậy thì khi vị Chúa Tể Càn Khôn cầm miếng bánh lên mà bảo “này là mình ta”, thì sao?
  3. Thịt và máu kia chớ phải là của xác phàm, mà là Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Trời. Có người đã đem miếng bánh, đã được thánh hóa, vào lăng kính hiển vi để tìm dấu vết của của tế bào con người. Nhưng, nào ai xác nhận được những tế bào của một người vô nhiễm nguyên tội nó có hình thù như thế nào, và lăng kính tinh vi của khoa học hiện đại có đủ khả năng phát hiện ra chúng hay không?
  4. Thức ăn thần thánh ấy là một món quà quí báu của Ông Trời mà Hội Thánh được kế thừa, và tôi, một phần thân thể của Hội Thánh ấy, từng buồn rầu khôn xiết mỗi khi không được dự phần trong bửa tiệc phát quà ấy. Trong những lúc ấy, kẻ đói khát như tôi tìm được sự nuôi dưỡng cầm chừng, qua việc đọc Lời Chúa và tìm nghe các bài giảng bởi các bậc thừa sai của Ngài.
Người ta thường chọn thức ăn sao để giúp họ sống lâu, sống khỏe. Qua Bí Tích Thánh Thể, Thiên Chúa tiếp tục nặn đúc tôi theo khuông mẫu của Ngài, để cho bí tích ấy, qua tác động của thể chất, đem lại sự sống—sự hồi sinh—cho tâm linh. Và đồng thời, bí tích ấy còn nhắc nhở sống chia sẻ với anh chị em đồng loại, theo lời giảng của Đức Thánh Cha Benedict XVI:
Those who recognize Jesus in the Blessed Sacrament, recognize their brother who suffers, who is hungry and thirsty, who is a stranger, naked, sick, imprisoned, and they are attentive to every person, committing themselves, in a concrete way, to those who are in need. So from the gift of Christ's love comes our special responsibility as Christians in building a cohesive, just and fraternal society. Especially in our time when globalization makes us increasingly dependent upon each other, Christianity can and must ensure that this unity will not be built without God, without true Love. This would give way to confusion and individualism, the oppression of some against others. The Gospel has always aimed at the unity of the human family, a unity not imposed from above, or by ideological or economic interests, but from a sense of responsibility towards each other, because we identify ourselves as members of the same body, the body of Christ, because we have learned and continually learn from the Sacrament of the Altar that sharing, love is the path of true justice.
Hơn nữa, Bí Tích Thánh Thể còn nêu gương về sự hiến dâng:
When He said: This is my body which is given to you, this is my blood shed for you and for the multitude, what happened? Jesus in that gesture anticipates the event of Calvary. He accepts his passion out of love, with its trial and its violence, even to death on the cross; by accepting it in this way he transforms it into an act of giving. This is the transformation that the world needs most, because he redeems it from within, he opens it up to the Kingdom of Heaven. But God always wants to accomplish this renewal of the world through the same path followed by Christ, indeed, the path that is Himself. There is nothing magic in Christianity. There are no shortcuts, but everything passes through the patient and humble logic of the grain of wheat that is broken to give life, the logic of faith that moves mountains with the gentle power of God.
Đón nhận khổ nạn với lòng mến, và từ đó biến sự phiền phức, sự ngược đãi, thành một hành động hiến tặng đối với chính những ai đang gây lụy phiền cho chúng ta.
Chia Sẻ:

Ngày thứ ba tham gia nhóm bồi thẩm

Diễn biến của hôm qua (Thứ Tư) tại Tòa Thượng Thẩm Ontario (chi nhánh Toronto) …
Mọi thủ tục được lập lại cho một vụ án khác. Lần này, tên tôi được gọi trong nhóm 22 người đầu tiên (20 + 2 người thẩm định) và thủ tục “loại trừ” (challenge for cause) được bắt đầu.
Mỗi bồi thẩm viên được gọi lên bục đều phải tuyên thệ và được hỏi một câu hỏi thẩm định giống nhau: đại ý muốn biết bồi thẩm viên tương lai có kỳ thị với sắc tộc X hay không. Dựa trên từng câu trả lời, người thẩm định sẽ quyết định chấp nhận hay không chấp nhận người này vào bồi thẩm đoàn. Sau khi thẩm định viên chấp nhận, thì luật sư hai bên sẽ có cơ hội từ chối (“challenge”) bồi thẩm viên này.
Mách nhỏ với bạn, nếu bạn sống ở Canada và có dịp đi nghĩa vụ bồi thẩm đoàn, và nếu cố tình muốn bị bác, thì khi họ hỏi bạn có kỳ thị sắc tộc hay không, bạn cứ trả lời thế này: “Tôi không kỳ thị, nhưng tôi sẽ không bao giờ cưới một cô gái thuộc sắc tộc X”. Hehee…
Trở lại phòng đợi chung để chờ phục vụ cho vụ án khác, tôi mở laptop vừa đợi vừa làm việc được hơn 2 tiếng đồng hồ, đến 16h00 thì bác nhân viên đến bảo: được phép về, và là, họ sẽ không cần đến chúng tôi trong hai ngày còn lại của tuần. Thế là nhiệm vụ bồi thẩm đoàn của tôi kết thúc tại đây, và sẽ được miễn nghĩa vụ trong 3 năm tới. Mừng vì được rảnh một món nợ. Tiếc vì không được tham dự thêm vào giai  đoạn thú vị hơn của công tác bồi thẩm đoàn: phiên xét xử. Dịp khác vậy. Và hy vọng họ lại không hỏi tôi có kỳ thị hay không, kẻo lại bị hiểu nhầm.
Smile
Chia Sẻ:

Ngày thứ hai tham gia nhóm bồi thẩm

Diễn tiến của hôm qua …

09:30: tập hợp tại phòng đợi của chiều hôm qua và … chờ gọi tên bồi thẩm viên kế đến.

10:40: thư ký tòa thông báo: họ đã chọn đủ 12. Chờ phiên xử bắt đầu để biết chắc không cần chọn bồi thẩm nữa.

khoảng 11:30: được “thả” đi ăn trưa sớm cho tới 14h15. Tôi nhân dịp này, thả bộ xuống viếng tòa nhà Osgoode Hall (cách Tòa Án khoảng 5 phút đi bộ về phía nam), vào thư viện thấy có WiFi miễn phí, bèn mở laptop ra làm việc một tí.  Đến 13h30 thì cuốc bộ lại khuôn viên ngoài Tòa Án, vừa ăn trưa vừa tắm nắng.

14:15: vừa trở lại sau buổi ăn trưa, thư ký báo: họ đã bắt đầu phiên xử. Thế là nhóm còn lại của chúng tôi được đưa trở lại phòng đợi chung (jury lounge). Tại đấy, chúng tôi tái nhập với gần 200 người khác đang hiện diện, để chờ tham gia vào cuộc chọn bồi thẩm đoàn cho phiên án khác. Tôi hỏi bác nhân viên thì được biết hôm qua tại đây có khoảng 300 người. Như vậy, có thể trong 2 ngày qua, có 2 bồi thẩm đoàn đã được chọn (cho 2 phiên án khác nhau). Có một số người đã được cho về vì được miễn nghĩa vụ cho kỳ này bởi lý do nào đó.

15:45: chúng tôi được giải tán sớm. Hôm sau sẽ trở lại tập hợp tại phòng này vào 09h30.

Chia Sẻ:

Ngày đầu tham gia nhóm bồi thẩm

Những diễn biến ngày hôm qua ….
08:45: Đến nơi và trình diện (giấy triệu tập bảo phải đến 08:30) và tập hợp tại phòng đợi, xem được đoạn cuối của đoạn phim giới thiệu về hệ thống bồi thẩm của Ontario.
09:00: nhân viên tòa án giới thiệu và hướng dẫn lịch trình cho mấy ngày sắp tới. Trong phòng họp (jury lounge) hiện có khoảng 100 300 người. Trong vài ngày sắp tới 12 người trong số này sẽ được chọn để thành lập bồi thẩm đoàn.
09:45-12:20: chờ quan tòa gọi.
12:20: được gọi vào phiên tòa. Thẩm phán đọc chỉ thị đầu tiên. Thư ký đọc cáo trạng, giới thiệu bị cáo, luật sư đoàn cho hai bên. Tôi chú ý vị công tố viên là một người mù, được một chú chó bẹc-giê dẫn đường.
13:00-14:00: Nghỉ, ăn trưa. Tôi tản bộ qua khuôn viên Tòa Thị Chính, vừa ăn miếng bánh mì xúc xích vừa tắm nắng, nhắn vài cái tin, trả lời vài email, xong quay lại tòa.
14:15: quá trình chọn bồi thẩm đoàn bắt đầu. Hai người trong chúng tôi được chọn (bằng cách bốc thăm) làm người thẩm định (triers). Phần còn lại được chia ra thành 4 nhóm: 3 nhóm 20 người, và tôi nằm trong nhóm còn lại (họ gọi là “nhóm để dành”). Bốn nhóm sau đó đước tách rời ra. Nhóm tôi được chỉ định: chờ.
16:30: giải tán. Hôm sau sẽ trở lại để … chờ tiếp.
Chia Sẻ:

Cuối tuần Chúa Ba Ngôi

Sáng nay thức sớm để chuẩn bị ra tòa, tranh thủ viết vài dòng cho cuối tuần vừa qua.

Tối Thứ Sáu: Đi “ủng hộ” (đọc: ăn ké) mẫu thân. Bà đi hát cho tiệc kỷ niệm Ngày Quân Lực VNCH tại Brampton.

Thứ Bảy: gỡ được cái gai vốn đã làm đau đớn linh hồn tôi 5 năm nay. Cảm ơn HT và phụ mẫu tôi đã hỗ trợ trong bước ngoặt lớn này. Đây chỉ là một bước đầu, nhưng là bước đầu tất yếu. Các bước tiếp theo thì … cầu mong “ý Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên Trời”.

Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi: Đi ăn mừng ngày Từ Phụ (Father’s Day) với phụ thân, mẫu thân và gia đình nhị đệ tại nhà hàng Sky Dragon.

Nghe suy niệm, bởi Cha Robert Barron của mạng wordonfire.org, về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Mầu nhiệm ấy đơn giản là: Chúa là tình yêu.  Trong một quan hệ tình yêu có 3 nhân tố: người yêu (Cha), kẻ được yêu (Con), và tình yêu tuôn ra giữa hai người ấy (Thánh Thần). Và từ mối quan hệ tột bậc và thiêng liêng đó, mọi sự tốt lành được nảy sinh.

Chia Sẻ:

Tôi Đi Hầu Tòa

Trong lần đi công tác hồi tháng 2 vừa rồi, tôi bị phạt giao thông vì chạy quá tốc độ (135/100 km) trên xa lộ 401 ngoài thành phố Cambridge: $265.00 + 4 điểm (demerit points).

Trong hơn 24 năm sinh sống ở Canada và 12 năm lái xe, tôi bị phạt giao thông 3 lần, nhưng chưa bao giờ bước chân vào tòa án. Lần đầu khi mới có bằng lái (cua trái bất hợp pháp trên đường Eglinton gần Allen Rd vào một buổi sáng sớm), do quá bận rộn (i.e. ngu), không chống kiện, nên đã ảnh hưởng nặng đến bảo hiểm. Lần thứ hai (quá tốc 60/40), nhờ dịch vụ pháp lý lo dùm, mất $250 chi phí và họ đã “thành công” trong việc “thuyết phục” tòa án khoan hồng hạ mức phạt xuống còn 55/40.

Lần này, thoạt đầu tôi cũng dự định nhờ luật sư biện hộ, nên sau khi về nhà, tôi gạ hỏi  thử 3 dịch vụ quanh vùng Toronto xem chi phỉ của họ là bao nhiều. Ai cũng nói ít nhất từ $700 đến $900, bởi họ phải di chuyển từ Toronto đến Cambridge (cách nhau khoảng 100km) mỗi khi cần đi đến tòa án. Thế là hai tuần sau đó tôi đã tự mình lên tòa án Cambridge để phúc đáp “vô tội” và xin mở án xét xử; tôi sẽ tự đại diện cho chính mình! Hơn một tháng sau đó, tôi nhận được giấy hầu tòa. Sáng nay, phiên tòa đã diễn ra.

Bài học kinh nghiệm thứ nhất:  nếu muốn tự làm “luật sư” cho chính mình thì tốt hơn hết phải bắt đầu việc chuẩn bị ngay sau khi nhận được thư báo ngày xét xử. Đằng này, do lẫn trốn sau cái váy có tên là “quá bận” mà tôi đã đợi đến đêm cuối cùng mới bắt đầu chuẩn bị. Đến nỗi việc làm tối thiểu (và cần thiết) là yêu cầu bản tường trình của vị cảnh sát buộc tội, mà tôi cũng đã không để ý đến.  Tối hôm qua tìm được mạng này, học được nhiều điều, nhưng đọc xong tôi vẫn chưa biết phương hướng bào chữa của mình sẽ ra sao. Biết rằng để buộc tội tôi, vị công tố viên sẽ phải chứng minh vượt trên “sự nghi ngờ có cơ sở” (reasonable doubt). Ví dụ như, họ phải chứng minh dụng cụ rà tốc độ của họ a) được sản xuất đúng qui định, b) được định chuẩn chính xác, và c) được cấp giấy phép sử dụng tại Canada. Đi ngủ lúc hơn 3h30 sáng, tôi thở dài, thầm nguyện một câu: Cầu xin Chúa cho qua được án này, còn nếu phải chịu hậu quả 3 năm bởi việc mình đã làm, thì đấy vẫn là điều tốt cho tôi mà thôi.

Sáng nay vào tòa, tôi có dịp quan sát các phiên án trước tôi. Đa số là nhờ dịch vụ pháp lý đi “kháng” kiện dùm. Nói “kháng” nhưng thật ra hầu hết họ chỉ xin giảm án. Hiện diện nơi phòng xử có vị chủ tọa, một nữ thư ký, vị công tố viên. Ngồi ở các hàng ghế tham dự là các bị cáo hoặc đại diện. Ở hàng ghế sau cùng là các vị cảnh sát, đang ngồi chờ gọi lên làm chứng.  Tôi để tâm quan sát và hình như một trong các vị này là người đã bắt phạt tôi.

Có một cô trẻ độ 20t, bị phạt giống tôi (135/100), nhờ luật sư biện hộ đã lãnh án hạ ở mức 126/100. Một vụ khác chống án tương tự trường hợp tôi, nhưng được đại diện bởi một trung gian thay vì tự bào chữa. Trước tiên, bác cảnh sát viên được gọi lên làm chứng. Bác này có gương mặt rất giống vị đã phạt tôi, nhưng tôi không chắc.  Bác ta thuật lại tường tận--ngày đó giờ đó bắt được bị cáo ở địa điểm đó, với tốc độ đó, dùng máy bắn ra-đa hiệu đó, mẫu đó, được bảo quản theo lịch trình đó, được kiểm tra trước và sau ca tuần hành với kết quả tốt, v.v…Đến lượt phe biện hộ thẩm vấn lời chứng. Tôi nghĩ chắc nhân chứng sẽ bị yêu cầu trưng ra các văn bản làm chứng. Bác ta bảo là đã thử nghiệm, thì giấy bảo cáo kết quả đâu, ai có mặt làm chứng? Chữ ký xác nhận của họ đâu? Đây là những câu hỏi mà tôi trông chờ vị thẩm vấn viên chất vấn. Nhưng họ đã không hỏi gì hết, mà chỉ nói vỏn vẹn một câu “No questions, Your Worship” (không tranh cãi). Biện hộ kiểu gì vậy Trời!  Làm tôi nghi ngờ không biết có tiền án nào đã khẳng định những lời chứng ấy là “vượt trên nghi ngờ có cơ sở” chưa. Kết cuộc, chả học lóm được điều gì cả.

Gần đến phiên tôi, vị công tố viên gọi tôi đến và rỉ tai tôi: “Tôi sẳn sàng hạ mức phạt của anh xuống còn 115/100 ($60, 0 điểm), anh bằng lòng không?” Tôi do dự trong 2 giây, rồi bằng lòng. Thế là tôi được gọi lên bục bị cáo, và chưa đầy 5 phút sau đó, mọi việc đã kết thúc.

Tôi do dự khi trả lời đề nghị giảm án của bác công tố viên là vì tôi nghi ngờ lý do họ muốn mặc cả với tôi. Có thể nhân chứng của họ (vị cảnh sát viên đã phạt tôi) không đến dự được (tôi không nhớ chắc gương mặt của viên cảnh sát ấy), và nếu vậy thì cáo trạng sẽ bị hủy bỏ và coi như tôi thắng kiện. Tôi bằng lòng là vì tôi nhát gan, và vì không có đủ dữ kiện để trắng án.

Bài học kinh nghiệm thứ hai: Bị kết tội, mà không bị phạt điểm, không có nghĩa là bảo hiểm sẽ không bị ảnh hưởng. Chỉ còn chờ đến năm sau mới biết được ảnh hưởng nặng nhẹ thể nào.

Từ trải nghiệm lần đầu tiên đi hầu tòa này, tôi học được vài điều:
  1. Trong các quốc gia thuộc Đế Chế Anh Quốc cũ, người ta có cử chỉ rất tôn kính khi đối diện với chủ tọa. Họ cuối đầu chào khi bước lên bục phát biểu, và xưng hô với vị ấy là Your Worship (Ngài) nếu là quan tòa nhỏ, hoặc là Your Honour (Quí Ngài) nếu là thẩm phán.
  2. Ai cũng có thể vào ngồi xem các phiên xử. Cho nên, nếu có thời giờ, tôi đã có thể đến quan sát kỷ hơn, may ra có thể giúp ích cho sự chuẩn bị của tôi.
  3. Hầu như 100% các vụ án, nếu kháng kiện, đều được hưởng một mức độ khoan hồng nào đó. Cho nên tôi chưa hiểu được lợi ích của việc mướn người kháng kiện dùm mình. Tự kháng kiện tuy có hao tốn chút công sức, nhưng nó giúp tôi hấp thụ được kiến thức kiện tụng trong hệ thống pháp lý Canada, một sự trao đổi rất đích đáng.
  4. Các vụ án phạt giao thông này tuy bị cáo có khác, nhưng trường hợp tương tự lập đi lập lại triền miên. Hơn nữa, đa phần các vụ chống kiện là do những bị cáo cứng đầu giống như tôi, không chịu phục mà đòi tòa án phải hao tốn nhân lực để kết tội tôi “vượt trên sự nghi ngờ” (đó là quyền lợi của một người dân).  Nếu tôi là quan tòa xét xử các vụ này thì tôi sẽ bị chán chết. Và nếu tôi là cảnh sát giao thông, tôi sẽ rất bực mình khi phải đến tòa ngày này qua ngày kia để làm chứng rập khuôn như cái máy về khả năng tin cậy của máy ra-đa (cho đến khi có ai đó tranh chấp những dữ liệu vừa được cung cấp). Cho nên xét cho cùng, tôi nể họ.
Tuần này coi như đứng sai lề công lý. Tuần tới lại sẽ có dịp đi hầu tòa, nhưng lần này tôi sẽ đứng về bên phải của công lý.  Tháng trước tôi đã nhận được giấy triệu tập tham dự bồi thẩm đoàn.  Sự phiền phức mới này lại sẽ là một cơ hội để học hỏi.
Chia Sẻ:

Vực thẳm

Bóng đêm.
Đen như vực thẳm.
Nàng Xuân quyến rũ.
Giây phút yếu đuối.

Chợt lóe lên giữa lưng trời,
Từng tia sét chớp nhoáng...

Tạ ơn Đấng Bào Chữa,
Đã răn đe hồn con.
Paraclete
Chia Sẻ:

9 “bí quyết” của người thành đạt

Từ blog Harvard Business Review, Nine Things Successful People Do Differently:
  1. Chi tiết hóa mọi điểm đến,
  2. Nhận định đúng thời cơ khởi hành,
  3. Biết rõ con đường còn bao xa,
  4. Lạc quan nhưng thực tế, mỗi khi gặp chướng ngại,
  5. Cố gắng “làm tốt hơn”, thay vì “làm tốt”,
  6. Gan dạ để vững tin vào mục đích lâu dài, để kiên trì trước mặt gian nan,
  7. Tập rèn ý chí tự kiềm chế,
  8. Đừng cưỡng lại mệnh Trời,
  9. Chú ý đến những gì mình sẽ làm, thay vì những gì mình sẽ không làm.
Tôi đang dự định thử áp dụng 9 bí quyết này cho dự án kế tiếp, không liên quan gì tới kinh doanh. Mật danh: Kungfu Panda. ;-)
Chia Sẻ:

Liên tưởng: khiêm tốn->kiên định->niềm tin->lý trí

Từ bài viết trên entrepreneur.com cho rằng khiêm tốn là đức tính tất yếu cho một doanh nhân:

…while it takes confidence to push an idea into the marketplace, it's humility that prevents it from turning into arrogance, the idiot cousin of the confident businessperson.

Có lúc, tôi không biết tôi đang tự tin hay đang kiêu ngạo. Chiều Thứ Sáu tuần rồi, gạ hỏi chuyện với Mẹ tôi, định góp ý cho việc kinh doanh của bà, chưa kịp nói đến đâu thì đà bị mắng cho rằng, “cứ ngồi ở đó mà giở giọng như mình hay lắm”.

Humility is knowing we're going to get kicked (and when we least expect it) and striving to get kicked differently each time. Arrogance is thinking that no one would ever dare take aim.

Sửa lại ý của câu trên chút đỉnh: Khiêm tốn để biết rằng ta sẽ thất bại không thể ngờ, và  phấn đấu để lần sau ta thất  bại bằng cách khác hơn. Kiêu ngạo là ta nghĩ ta sẽ không bao giờ bị thất bại. Ý tưởng này làm tôi nhớ đến Nghịch Lý Stockdale:

When Collins asked who didn't make it out of Vietnam, Stockdale replied:

"Oh, that’s easy, the optimists. Oh, they were the ones who said, 'We're going to be out by Christmas.' And Christmas would come, and Christmas would go. Then they'd say, 'We're going to be out by Easter.' And Easter would come, and Easter would go. And then Thanksgiving, and then it would be Christmas again. And they died of a broken heart."

You must never confuse faith that you will prevail in the end—which you can never afford to lose—with the discipline to confront the most brutal facts of your current reality, whatever they might be.”

Kiên định; đừng đánh mất niềm tin rằng cuối cùng rồi ta sẽ vượt qua mọi gian nan. Song, cần rèn luyện cho mình một khả năng đương đầu với hiện trạng phũ phàng nhất, và khi chúng xãy đến, tiếp nhận và ứng xử với sự khiêm nhường, bằng tình thương, và sự kiên trì. Niềm tin và lý trí là hai mặt của một đồng tiền.

Chia Sẻ:

Ý Kiến Bạn Đọc

Facebook

Nhãn

anh ngữ (1) ảo ba trì (10) apologia pro vita sua (3) ăn uống (2) bà nội (5) bạo lực (1) bảo quản xe ôtô (4) benedictxvi (3) bí tích thánh thể (8) canada (37) catholic (2) cầu nguyện (11) cbc (2) chết chóc (3) chính trị (6) chúa ba ngôi (24) chứng nhân giê-hô-va (3) CNE (2) covid-19 (10) cộng đồng (3) công giáo (134) công nghệ (6) cộng sản (2) công việc (24) cuba (1) cung tự phục hổ quyền (2) cuối tuần (6) dạy con (1) dị ứng (4) dịch thuật (1) du lịch (9) du lịch bằng xe (2) du ngoạn (9) dụ ngôn (1) đại hội giới trẻ (3) đạo (1) đêm tối tăm (5) đi công tác (3) độc cô cầu đạo (36) đời sống (5) english (4) francis-xavier nguyễn văn thuận (1) gãy xương (5) gia đình (79) giáng sinh (8) giáo lý (9) giao thông (5) giao tiếp (1) giới tính (4) gò công (6) grand bend (1) guelph (7) gương thánh nhân (10) hài hước (2) hành hương (1) hòa giải (1) hoa kỳ (5) hỏa ngục (3) hội hè (2) hội thánh (3) hồi tưởng (8) hôn nhân (7) humanae vitae (1) huntsville (2) hứa hẹn đầu năm (1) jpii (8) kế hoạch kungfu panda (1) khoa học (3) khổ đau (2) khủng bố (1) kinh doanh (5) kinh nguyện (3) kinh thánh (42) lectio divina (1) lễ tạ ơn (4) lễ tro (1) linh thao (1) linh tinh (4) lòng thương xót chúa (5) luật pháp (2) lumen fidei (1) máy vi tính (1) mầu nhiệm (1) memento mori (3) mê hồn trận (18) montreal (1) mùa chay (60) mùa đông (1) mùa hè (5) mùa vọng (3) mùa xuân (4) ngắm đàng ánh sáng (1) nghỉ xuân (1) ngôn ngữ (3) người việt khắp nơi (2) nhà cửa (4) nhật bản (3) nhật ký nghĩa vụ bồi thẩm đoàn (3) ontario (19) ottawa (2) phá thai (2) phật giáo (7) phép xã giao (1) phim (4) phục sinh (13) quê hương (2) rắn (2) rượu bia (3) Sauble Beach (1) sống đạo (3) st. thomas (canada) (13) summa theologica (1) suy ngẫm (57) sự sống (1) sức khoẻ (2) sức khỏe (10) tam nhật thánh (2) tâm lý (5) Tết (8) tháng tư đen (2) thành bại (1) thánh lễ (1) thánh mẫu (3) thần học thân xác (3) thể dục (1) thế giới (1) thị trường (1) thiên chúa giáo (27) thiên đàng (2) thiên nhiên (6) thiên tai (1) thiên văn (1) thời sự (41) thời tiết (20) thư giản (1) tin mừng (2) tình dục (3) tĩnh tâm (34) tình yêu (6) toronto (49) tổ tiên (6) tội (7) tôi là (24) tội tổ tông (7) tôn giáo (8) trầm tư (28) trung quốc (2) ttc (3) tuần hoàn (1) tuần thánh (5) vật lý (1) verbum domini (1) việt nam (14) viết trên iPod (21) vlog (4) võ học (2) vô thần (3) waterloo (3) wikileaks (2) xã hội (2) xe đạp (15) xưng tội (42) y học (2)

Bài Mới Nhất

Được Xem Nhiều Nhất

Người theo dõi

Lưu trữ Blog