Nhật ký một ngày mưa đông đá

Chúa Nhật, 03h00 sáng: Tôi đang ngồi lọ mọ bên máy vi tính thì nhà bị cúp điện, sau vài giờ trời mưa âm ĩ.

11h00 sáng: đi dự Thánh Lễ. Nhành cây gãy, rơi xuống trước đầu xe. Tạ ơn Chúa, mọi người vẫn bình an.

12h00: Xong Lễ, chạy ra công viên High Park chụp cảnh:

15h00: Tới nhà người bạn, dân Albania, để ăn chiều. Ảnh chụp từ phòng ăn, lầu 7 của toà cao ốc:

9h00: Về tới nhà, vẫn còn bị cúp điện

00h30 nửa đêm: đã có điện trở lại.







Chia Sẻ:

Bổng lộc nghề nghiệp

Đang ngồi đợi tụi nhỏ học đàn, ghi vội vài dòng cập nhật...
Đã được hơn hai tháng đi làm ở chỗ mới. Đồng nghiệp chung quanh đa số nói tiếng Nga và tiếng Hoa. Dường như tôi là người Việt duy nhất ở đây, khác với công ty cũ, ở đấy tôi đã quen được một đồng hương, quê ở Gò Công (anh Sang).

Điểm sơ vài mối lợi của công việc ở công ty mới, nói chung là ăn chơi.

Thịt nướng Hàn:

Bớp-phê Nhật:

Đá banh trong nhà, Trung tâm Hershey's, Mississauga:


Bóng bàn:
Tôi chơi bóng bàn từ hồi học Trung Học và mấy năm đầu Đại Học. Từ đó tới nay đã quên bẵng nó đi. Tuần rồi đã đặt mua cây vợt mới trên Amazon, cây Butterly 401.

Chia Sẻ:

Trở lại nguyên vẹn

Sợi dây chuyền này, phụ thân tôi tặng tôi,  nếu tôi nhớ không lầm, là hồi năm 1992-1993. Từ đó tới nay tôi vẫn đeo nó trên mình. Hai năm trước, do bất cẩn nên đã làm mất đi mặt thánh giá, khiến trong lòng buồn buồn. Tối nay đi làm về, nhận được quà sinh nhật sớm là cái mặt thánh giá mới.

Năm ngoái tôi "lượm" được bộ phim tài liệu The Catholicism Project do Cha Robert Barron phát hành. Xem xong thấy hay, học hỏi thêm được ít nhiều tín lý của đạo mình. Hồi đầu tháng này, nhận được điện thư của mạng wordonfire.org khuyến mãi đại hạ giá. Tôi nhớ đến Lời Chúa tôi dạy--"Người làm thợ thì đáng được trả công" (Luca 10:7)--cho đó là điềm, chắc Thầy muốn nhắc nhở lương tâm tôi, nên đã đặt mua một bộ. Bộ đĩa đã được đưa đến tận nhà mấy tuần nay, nhưng vẫn chưa được mở ra.

Hai ví dụ cho nỗ lực cố trở về với nguyên vẹn...
Chia Sẻ:

Đền thờ của Chúa Thánh Thần

Đây là một trong những tấm hình mà tôi không tự hào gì mấy, nhưng trái lại, nó gợi nhớ cho mình một sự bê tha để thúc giục sự khiêm hạ:
Số là Thứ Bảy tuần rồi, tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho cậu em út, nên ba anh em chúng tôi tụ họp lại ăn nhậu. Trên đây là tàn cuộc sau nửa thùng bia Heineken và nửa lít rượu mạnh XO Cognac.

Sáng hôm sau thức dậy, đầu ê, cảm giác như vài tế bào óc của mình vừa bị tàn lụi.

Chiều đi dự Thánh Lễ 4 giờ, nghe Lời Chúa dạy về tín điều phục sinh ("xác loài người ngày sau sống lại").

Sáng Thứ Hai, trên đường lái xe đi làm, nghe lại các bài đọc và bài giảng của Thứ Bảy và Chúa Nhật vừa qua, nghe Thánh Phaolô viết:
Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Vậy ai phá huỷ Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt kẻ ấy. [1Cor:16-17]
Từ bài giảng của Cha Robert Barron, tôi nghe những lời này: nếu tôi tin thể xác mình sẽ sống lại ở đời sau, thì mọi việc mà tôi làm ở đời này đều có hệ quả lâu dài.

Câu hỏi cần đặt ra cho mình: Rằng khi xác tôi sống lại vào ngày cánh chung, tôi sẽ muốn thân thể tôi đối diện Chúa tôi trong tình trạng như thể nào: một bàn tay mang lỗ đinh như Chúa Giêsu đã mang vì tình thương tha nhân, hay một bộ óc bị hổng vì sự lạm dụng thể xác của riêng mình.



Chia Sẻ:

Cầu nguyện: một lưỡi gươm sát phạt

Nghe bài giảng của Cha Robert Barron cho các bài đọc Thánh Kinh ngày Chúa Nhật thứ 29 lịch Thường Niên vừa qua, ghi lại vài điểm cần ghi nhận...

Bài đọc Cựu Ước có đoạn  chép: "Ông Giô-suê đã dùng lưỡi gươm hạ sát (như người ta cắt sát gốc cây cỏ dại khi họ cắt cỏ) thủ lãnh A-ma-lếch và toàn thể dân tộc hắn" (sách Xuất Hành 17:13). Những người chỉ trích đạo Thiên Chúa, thường dùng những đoạn kinh này để rêu rao, rằng Thiên Chúa của người Do Thái (và của người Kitô Giáo) là một thứ tà thần man rợ, ác ôn, bạo lực. Nhưng, như Cha Barron lưu ý: nếu tôi nghĩ như thế, thì tôi đã hiểu sai Kinh Thánh.

Trong lịch sử dân Do Thái, người A-ma-lếch là một dân tộc chuyên ức hiếp bộ tộc mệt mỏi vì bị lưu vong là dân Ít-ra-en với ý đồ tiêu diệt họ. Dân Ít-ra-en bấy giờ là một dân tộc yếu đuối. Cho nên Cha Barron dẫn ta đến với sách Khải Huyền chương 5, lúc Thánh Gioan thị giác cảnh một Con Chiên, một loài vật yếu đuối nhất trong những loài vật. Con Chiên trông như đã bị sát hại. Con Chiên có bảy sừng và bảy mắt. Con Chiên đi đến nhận lấy một quyển sách từ Đấng ngự trên ngai. Quyển sách đã được niêm phong bởi 7 cái ấn, và chỉ có Con Chiên mới có thể mở ấn niêm phong của quyển sách ấy. Vì thế, nếu đọc Cựu Ước mà không nhìn qua lăng kính xót thương của Chúa Kitô, thì sẽ không hiểu gì cả.

A-ma-lếch tượng trưng cho những gì đối nghịch với Thiên Chúa, và gây hại đến chúng ta. A-ma-lếch là sự nghiện ngập (cờ bạc, ma túy, sách báo khiêu dâm). A-ma-lếch là tính đam mê rượu chè. A-ma-lếch là tính nóng giận. A-ma-lếch là tính ghen tuông. A-ma-lếch là lòng tham lam. A-ma-lếch là tính lười biếng. A-ma-lếch là sự kiêu ngạo.

Bảy căn tính ở trên đây có khả năng làm hư mất một con người. Cho nên tôi cần có thái độ dứt khoát: là phải tận diệt nó đi, không thể nhân nhượng, bởi nếu tôi nhân nhượng thì không những tôi sẽ bị thiệt thân, mà những người thân yêu trong gia đình tôi cũng sẽ bị vạ lây.

Tận diệt nó như thể nào thì rõ là rất khó. Bởi trong sách Xuất Hành, Chúa đã bảo: "Dân Chúa sẽ phải đấu tranh với A-ma-lếch từ đời nọ đến đời kia" (XH 17:16).  Nhưng, Thầy tôi cũng đã dạy trong bài Phúc Âm Theo Thánh Luca (18:1-8) nên đấu tranh như thế nào: hãy cầu nguyện liên lỉ. Ở nơi khác, Thầy đã bảo "thứ quỷ này chỉ có thể bị trừ diệt bằng cách ăn chay và cầu nguyện" (Mt 17:21).

Đây chắc là Chúa Thánh Thần lại muốn khuyên tôi nên siêng năng cầu nguyện để triệt hạ mọi cặn bả của tật xấu còn lắng đọng trong lòng tôi đây...
Chia Sẻ:

Giá trị của khổ đau

Ba ngày Lễ Tạ Ơn, Tạ ơn Chúa vì tuy bản thân là một kẻ tội tình, nhưng được Chúa xót thương, được nhiều cao nhân tới viếng thăm, trong đó Bác Năm, Bác Long, Cô Chú Saint Thomas, và mấy đứa em, trong đó có Tứ Đệ của tôi. Ngày thứ nhất ăn nhậu bán mạng suốt đêm đến 9 giờ sáng mới ngã ngũ. Hai ngày còn lại ngồi lắng nghe và học hỏi từ các tiền bối về những nan đề hóc búa nhất của đạo lý làm người, từ việc chuyển hóa cơn giận, đến việc dung hòa với sự bất đồng quan niệm, đến việc làm sao để đối diện với sự khổ đau. Ngồi hầu chuyện, tôi thầm cầu nguyện trong lòng, xin Thánh Thần dạy con nên nói những lời gì để truyền báo Tin Mừng. Nhưng Chúa đã im lặng. Nên tôi cũng im lặng, phó thác theo thời khóa biểu của Ngài. Ở đây chỉ ghi lại lời dạy của Bác Năm, một cư sĩ nhà Phật, về việc chuyển đổi tâm giận: hãy rèn luyện tâm thức để luôn luôn tỉnh táo nhận biết khi mình bắt đầu giận, để nhận biết người mà mình đang trút cơn giận lên đầu đó là người mà Ơn Trên đã giao phó cho mình bổn phận và trách nhiệm thương yêu, và đặt niềm vui của họ trên mọi sự bực dọc của bản thân mình.  Người Công Giáo định nghĩa chữ "yêu" là thế này: yêu là luôn luôn mong muốn mọi sự tốt lành cho người mình yêu. Nếu đã là như thế, thì tôi không thể tạo mâu thuẫn ở việc từ cái mong muốn sự tốt lành cho họ mà mình chửi mắng, gây tổn thương tới tinh thần lẫn thể xác họ khi họ làm trái ý tôi.

Người đời thường hay hỏi một câu hỏi khó trả lời: Tại sao trên đời lại lắm sự khổ đau? Tôi nghĩ có lẽ là Ông Trời cho phép sự khổ đau xảy ra để tạo cơ hội cho người phàm biết thương yêu nhau hơn. Mấy tuần trước ở Toronto có một danh y của bệnh viện Mount Sinai, là Bác Sĩ Donald Low, vừa qua đời vì chứng bệnh  bứu não (brain tumor). Trước khi qua đời ông để lại một đoạn video van xin chính quyền hãy ban hành luật cho phép trợ tử. Không coi nhẹ sự đau đớn của những người mắc bệnh hiểm nghèo như bác Low, nhưng tôi nghĩ bác ta đã lỡ lời. Nếu muốn tôn trọng nhân phẩm của người bệnh thì người ta nên tìm cách để làm giảm thiểu sự đau đớn của bệnh nhân. Đó là một thể hiện của tình nhân đạo. Giúp họ tự tử hoặc, trầm trọng hơn, trực tiếp kết liễu sinh mạng của họ, là tôi tước đi cơ hội của họ để cảm nghiệm tình yêu thương trong sự khổ đau. Từ đó phải đặt câu hỏi, có thật là tôi không nở khoanh tay đứng nhìn họ đau đớn, hay là tôi không muốn phải phiền toái việc chăm lo một cách trọn vẹn cho quảng đời còn lại của họ?


Chia Sẻ:

Cảm ơn Cha!

Dạo này tôi bị lấn cấn về việc cầu nguyện.
Hồi mới được rửa tội ở trại tị nạn bên Nhật, tôi đọc kinh buổi tối mỗi ngày, nhưng không biết cầu nguyện. Sang Canada thì do đi sinh hoạt nhóm trẻ trong nhà thờ nên thoạt đầu còn biết cầu nguyện bằng ý riêng của mình. Nhưng dần rồi thì việc đọc kinh và cầu nguyện bị xao lãng, đến độ gần đây tôi không còn dám chắc rằng những gì mình từng làm có được gọi là cầu nguyện hay không.

Ai bảo là Ông Trời không quan tâm đến cuộc sống của người phàm? Hôm qua tình cờ đọc và nghe được bài này - The Bible and the Rosary: How to Hear the Word of God in Prayer. Sáng nay mở hộp thư ra, thấy flocknote đã gửi cho đoạn này để suy ngẫm:
What can we learn from the way in which Mary prayed?

To learn from Mary how to pray means to join in her prayer: "Let it be to me according to your word" (Lk 1:38). Prayer is ultimately self-giving in response to God's love. If we say Yes as Mary did, God has the opportunity to lead his life in our life (YOUCAT question 479).
Cuối tuần vừa rồi, xuống Saint Thomas chơi, ghé thăm nhà anh Ch., thì được anh cho mượn một loạt đĩa thâu các bài giảng Kinh Thánh của Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Khảm, trong đó có 2 bài giảng về việc cầu nguyện.

Và, tối nay được xem đoạn vi-đi-ô của Cha Robert Barron bình luận về bộ phim Gravity, trong đó ngài nhắc đến 2 chữ vỏn vẹn khi cầu nguyện: "Cảm ơn".

Cảm ơn Cha!



Chia Sẻ:

Làm hòa

"Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, 24 thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình." (Mt 5,23-24)
Phải mất gần 5 tháng tôi mới lấy được can đảm để viết lên những lời dưới đây gửi tới anh trưởng nhóm cũ của tôi, một tín đồ Công Giáo. Một sự giảng hòa, và cũng để nhìn lại sự thất bại của bản thân, rút bài học kinh nghiệm, rồi mạnh dạn bước tới đoạn đường phía trước.

Chi tiết cá nhân đã được "bí mật hóa" vì tôn trọng danh dự của người trong cuộc.

Chia Sẻ:

Cụ bà Hồng: Chọn nghĩ tốt về tha nhân

Sáng ra đọc cái này: This Woman’s Obituary is the Best Thing You’ll Read Today. Đặc biệt chú ý tới đoạn này:
Give to every charity that asks. Choose to believe the best about what they do with your money, no matter what your children say they discovered online.
Đó là những lời dạy để đời của cụ bà cố  Mary "Hồng" Mullaney. Có thể áp dụng được khi đối diện với những người ăn xin ngoài đường.

Biết từ trang Facebook của giáo xứ Thánh Giuse Người Thợ.
Chia Sẻ:

Niềm hy vọng cho con cái của Thiên Chúa

Trên trang Facebook của giáo xứ Đức Bà Chỉ Bảo Đàng Lành (Plymouth, Michigan)trích dẫn bài thuyết giảng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hồi 12 tháng 9 năm 2001, về Sự Kiện 9/11, trong đó có đoạn này:
Yesterday was a dark day in the history of humanity, a terrible affront to human dignity. After receiving the news, I followed with intense concern the developing situation, with heartfelt prayers to the Lord. How is it possible to commit acts of such savage cruelty? The human heart has depths from which schemes of unheard-of ferocity sometimes emerge, capable of destroying in a moment the normal daily life of a people. But faith comes to our aid at these times when words seem to fail. Christ’s word is the only one that can give a response to the questions which trouble our spirit. Even if the forces of darkness appear to prevail, those who believe in God know that evil and death do not have the final say. Christian hope is based on this truth; at this time our prayerful trust draws strength from it.
Niềm hy vọng của người môn đệ được dựng lên trên nền tảng chân lý này: dù cho lắm lúc quyền lực đen tối có vẻ như đang thắng thế, những ai tin vào Thượng Đế biết chắc rằng sự ác và chết chóc không có được lời nói sau cùng. Bởi vì, sau cái chết, là sự phục sinh. Và vì, máu của người tử đạo--luôn luôn là sự hy sinh một mạng mình để cứu mạng của nhiều người, chứ không phải thí mạng mình để giết chết nhiều người--là mầm móng tạo dựng và tái dựng lên Hội Thánh. Nghe có vẻ hơi khái quát, chung chung quá nhỉ.  Nhưng e chừng phần nào, nó là lời an ủi để áp dụng trong đời sống của riêng tôi hiện nay.

Trên trang blog của Đức Cha Tổng Giám Mục Richard Smith (Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Canada), thấy ngài vừa nhắc nhở: Thứ Bảy này, nhân dịp lễ Suy Tôn Thánh Giá, Hội Thánh tại Canada sẽ tiếp tục ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình.
Chia Sẻ:

"Không bao giờ"

Tối hôm qua nhức đầu, định đi ngủ sớm lúc 23h30 sau khi xem Tổng Thống Barack Obama của Mỹ đọc diễn văn về việc khai chiến với Syria. Nào ngờ, mãi tới 2h sáng vẫn chưa ngủ được. Tọt lên Twitter líu lo như vầy:

Mượn lời tuyên bố của ông Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry hôm Thứ Hai vừa rồi, về một đề tài khác: "Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra!"

Ôi sự táo bạo của niềm hy vọng!
Chia Sẻ:

Ghét và bỏ

Lời Chúa hôm nay là một thách thức cho người môn đệ:
"Ai đến với tôi mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được." (Lc 14:26)
Thật là một nỗi thống khổ lớn lao khi ta phải từ bỏ người thân, chẳng khác nào ta bỏ đi một phần của bản thân ta. Nhưng trong trường hợp nào thì ta buộc phải bỏ đi những gì tưởng chừng như không thể từ bỏ được? Trả lời: Khi họ đã vượt quá giới hạn của giai trò một người thân. Bài học cần nên nhớ: Đừng vì tình thân mà làm ngơ với giá trị đạo đức và công bằng.

Khi tình thân đã tự biến mình thành thượng đế, nó đã trở nên nguy hiểm cho ta, mà cũng nguy hiểm cho chính người thân mình. Trong trường hợp ấy, ta phải chống đối. Ta phải "ghét" những gì nó đã trở thành. Từ "ghét" mà Chúa dùng xem có vẻ cực đoan, nhưng nó biểu hiện một thái độ dứt khoát.  "Ghét" trong lúc này thực ra là một hành động thương người. Bởi nếu ta xuôi theo họ, thì sau này sự việc trở nên trầm trọng, họ có tội, mà ta cũng không tránh được trách nhiệm vì đã để yên cho họ làm điều sai mà không bào chữa. "Ghét" ở đây còn có hàm ý đối thoại. Và ta phải tiếp tục đối thoại. Ngay cả khi đối thoại bằng lời không được nữa, thì ta tiếp tục đối thoại bằng sự im lặng. Khi ta lên tiếng, ta cần chuẩn bị tinh thần để nhận lấy sự bất hòa, bởi ở đời mấy ai dễ chấp nhận được lời chỉ trích. Đó là thập giá: tiếp nhận sự ngược đãi, và cầu cho sự chịu đựng của mình có thể cảm hóa được lòng người.

Dĩ nhiên, khi đã "ghét" đến mức độ nào đó mà vẫn không có hiệu quả, thì ta buộc phải "từ bỏ". Ta bỏ vì họ đã trở thành sự vướng vấp đối với sự phát triển tâm linh của ta. Và lần nữa, từ bỏ vẫn nằm trong phạm trù bác ái. Ta bỏ vì khi tiếp cận với họ, ta khiến họ bực bội và khó chịu hơn chứ chẳng ích lợi gì. Và ta chuẩn bị tinh thần, để khi họ vấp ngã, ta sẽ kịp thời đón nhận họ trở về.
Chia Sẻ:

Khi lập trình viên khó tâm sự

"Mã của tôi bị hỏng. Và tôi không hiểu nổi tại sao."

Nguồn: https://plus.google.com/u/0/105344085072388507016/posts/M8hg83uEGH7
Chia Sẻ:

Ôi Thái Tử Hòa Bình!

Chúa Nhật vừa rồi, Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô tuyên bố: ngày Thứ Bảy tới đây, nhận dịp sinh nhật của Đức Ma-ri-a Nữ Vương Hòa Bình, toàn thể Giáo Hội sẽ ăn chay và cầu nguyện, trong tinh thần ăn năn, cho hòa bình tại Syria, tại Trung Đông, và trên toàn thế giới.

Bài đọc 1 trong Thánh Lễ Chúa Nhật tuần rồi có câu này từ sách Huấn Ca (Sirach): "Nước dập tắc được lửa hồng, và của bố thí có thể đền bụ cho tội lỗi" [Hc 3,30].

Ôi Thái Tử Hòa Bình! Hãy còn quá nhiều người vẫn chưa hiểu được Thầy. Và sự khốn khổ vẫn còn vô nghĩa.

Một lời cầu cho cả thế giới: Credo ut intelligam.
Chia Sẻ:

Sửa máy sấy

Viết bài này để điểm lại một sự ngu ...

Trưa Thứ Bảy tuần rồi, tôi phát hiện trong máy sấy quần áo ở nhà có cọng nhựa trắng mong mỏng lo ló ra, gây tiếng ồn khi máy chạy. Tôi bèn đẩy nó thụt vô bên trong.Mở máy lên xong tôi bỏ đi lên lầu. Âm thanh phát ra những tiếng nghiến răng, gầm rú dễ sợ. Mấy nhóc đang chơi dưới tầng hầm với bạn nó vội chạy theo lên, vừa chạy vừa cười cười vừa nói, "Ba ơi tiếng của mấy sấy làm con sợ quá!"

Chiều hôm đó, trong đống quần áo sấy có khoảng nửa chục chiếc bị hư rách. Và trong buồng máy sấy nghe có mùi bụi kim loại.

Thằng công tử bột là tôi ngán ngẫm việc lọ mọ mấy cái thứ này. Nhưng, tôi mò lên YouTube, gõ vào cụm từ khóa "frigidaire gallery dryer repair", thì thấy một loạt video hướng dẫn dễ hiểu, bèn theo hướng dẫn, cặm cụi mở nó ra.

Hóa ra miếng nhựa bị lòi ra hôm trước là miếng trượt (dryer drum glide) giúp cho thùng sấy dễ quay. Một trong hai miếng đã bị mẻ răng nên không bám chặt vào vành trong của thùng sấy được nữa, đành phải lòi ra ngoài. Tôi đẩy nó vào "trong" là làm cho nó lọt tuốt ra ngoài, nằm đâu phía dưới buồng máy. Khi máy quay, nó quất vào thùng sấy từ bên ngoài, tạo lên tiếng nhựa đập vào thiết, nghe ghê hồn. Và do mất đi miếng nhựa trượt, vành thiết của thùng sấy ma sát vào vành thiết của cửa, tạo lên mùi bụi thiết.

Sáng Thứ  Hai, hai cha con xách xe chạy lên tiệm Reliable Parts trên đường Caledonia, mua một miếng trượt (dryer drum glide, flat) , và hai miếng nỉ  (dryer drum seal, felt, upper and lower), có kèm theo keo dán,  dùng để ép kín khe hở giữa hai vành tròn của miệng thùng sấy và của cửa máy sấy, cái trên màu đen, cái dưới màu trắng. Tổng cộng chi phí: khoảng $80.

Thật may mắn vì đã không bị thiệt hại nặng hơn.

Chia Sẻ:

Ăn trưa

Thực đơn ăn trưa hôm nay: sườn khủng long! :-P



Chia Sẻ:

Không chấp

Mấy tuần nay tôi khá bận rộn. Nhiều chuyện muốn ghi chép lại nhưng rồi lại thôi. Cuộc sống có tiềm ẩn nhiều sự  nghịch lý. 

Sự việc xem chừng như là họa nhưng lại là ân phúc tràn đầy. Cốt cũng để dạy cho tôi hai chữ "phó thác".

Giữa gia đình hạnh phúc, nhưng Độc Cô đã vẫn cô độc. Vì trong hành trình đức tin, kẻ lữ hành này vẫn hành động một mình. Nhưng trong đức tin, nào tôi có đơn độc bao giờ khi Chúa tôi luôn đồng hành với tôi. Bằng chứng là hồi đầu tháng nay, tôi đã dâng lên Thầy tôi thêm hai đồ đệ tinh tuyền.

Đối với huynh đệ, cựu đồng nghiệp, cần thể hiện gương chịu đựng, tình bác ái, không phán đoán.

Thoáng buồn khi đọc và nghe thấy thế  thái loạn ly, ma quỉ đánh phá nhiệm tích hôn nhân của Đức Chúa Trời, đảo lộn phải trái trắng đen. Lần nữa phải xác tín rằng, cần bám víu và ẩn nấp trong vạc áo của Giáo Hội, tuân theo mọi điều nàng truyền dạy, noi gương vâng lời của Mẹ Maria, là môn đồ hoàn hảo nhất của Chúa Giê-su, thì cũng như Mẹ, không có quyền lực ma quỉ nào dám gây hại.

Khi xưa hiếm khi Chúa Cứu Thế ngự đến với phàm nhân, như đã làm với Gia-cốp, với Ghi-đê-ôn. Thời nay Ngài hiện diện mỗi ngày, qua Bí Tích Thánh Thể. Nếu tôi  không chấp nhất vì hình dạng của bánh men, có thể tôi sẽ nhìn thấy được gương mặt và nguồn của sự bình an.

Viết lảm nhảm không đầu đuôi. Dường như tôi có dấu hiệu của  triệu chứng hậu sản.
Chia Sẻ:

Chúa Hiển Dung: Thấy được Con Người đến trong vinh quang

Hôm Thứ Ba vừa qua, ngày 6 tháng 8, là Lễ Chúa Hiển Dung (Feast of the Transfiguration of Our Lord). Qua  Các Giờ Kinh Phụng Vụ (Divine Office), trong Giờ Đọc Sách (Office of Readings), Hội Thánh truyền lại bài giảng bởi Thánh Anastasiô của Núi Xi-nai. Qua bài giảng này, hiểu thêm được ngụ ý của câu phán "Thầy bảo thật anh em: trong số người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải chết, trước khi thấy được Nước Trời" (Lc 9,27), hoặc câu “Thầy bảo thật anh em: trong số người có mặt ở đây, có những kẻ sẽ không phải nếm sự chết trước khi thấy Con Người đến hiển trị" (Mt 16,28). Hóa ra đây là những lời tiên báo về sự kiện Hiển Dung; cũng như sự kiện Hiển Dung là tiên báo về Nước Trời; và Nước Trời nơi trần gian đã được tái thiết lập, nơi Hội Thánh, từ khi Chúa Phục Sinh.

Dưới đây, thử dịch lại bài giảng của Đức Cha Thánh Anastasiô…

---

Trên Núi Tabor, Chúa Giê-su mặc khải cho các môn đệ mầu nhiệm của Nước Trời. Khi còn ở với họ, Ngài đã từng nói với họ về sự trở lại thứ hai của Ngài trong vinh quang, nhưng để xua đuổi mọi nghi ngờ trong lòng họ, và để củng cố đức tin họ cho tương lai qua sự biểu hiện trước nơi hiện tại,  Ngài đã cho họ thấy một hiện tượng tuyệt vời về sự vinh quang của Ngài, là một điềm tiên báo về thiên triều. Như thể Ngài muốn nói với họ: “Theo dòng thời gian, anh em sẽ gặp nguy cơ làm mất đi đức tin. Để cứu anh em khỏi vấn nạn đó, Thầy bảo cho anh em biết, có vài người trong anh em, những người đứng trước mặt Thầy ngày hôm nay, sẽ không nếm mùi của sự chết cho tới khi anh em thấy được Con Người đến trong niềm vinh quang của Cha Người.” Hơn nữa, để bảo đảm cho chúng ta rằng, Đấng Kitô có thể uy động được quyền hành như thế nếu Ngài muốn, [tác giả của bài Phúc Âm] tiếp tục, “khoảng tám ngày sau, Chúa Giêsu đem Phê-rô, Gia-cô-bê, và Gioan lên đỉnh một núi cao, vắng người. Tại đấy, ngay trước mắt họ, Ngài đã biến hình. Dung mạo Ngài chiếu ngời như mặt trời, y phục ngày trở nên trắng toát như ánh sáng. Rồi thì các môn đệ nhìn thấy Mai-sen và E-li-a, họ xuất hiện và đang trò chuyện với Chúa Giê-su.”

Này là những sự thần kỳ mà chúng ta ca tụng ngày hôm nay; này là mặc khải cứu độ được trao cho chúng ta trên đỉnh núi; này là ngày lễ hội của Đức Ki-tô đã lôi kéo chúng ta đến đây. Nào ta hãy lắng nghe theo giọng nói thiêng liêng của Chúa, đang thúc giục chúng ta từ trên đỉnh núi cao, để cùng với các môn đồ mà Chúa đã tuyển chọn, chúng ta có thể thấm nhuần ý nghĩa sâu thẳm của các mầu nhiệm thánh này, vốn vượt xa ngoài khả năng diễn tả của chúng ta. Chúa Giê-su đi trước để dẫn đường cho chúng ta đi lên đỉnh núi và vào thiên đàng, và—tôi mạnh dạn mà nói—bây giờ đến phần chúng ta phải tức tốc đi theo Ngài, với lòng ao ước được thị kiến sự kiện siêu phàm ấy để dự phần vào sự rực rỡ của Ngài, phục hồi tinh thần của chúng ta, và biến đổi chúng ta trở nên chân dung ngài, làm cho chúng ta trở thành kẻ dự phần mãi mãi trong gia đình Thiên Chúa của Ngài, nâng cao chúng ta lên đỉnh cao chưa hề được mơ tưởng.

Nào chúng ta hãy vững tâm chạy vào trong đám mây như Mai-sen và Ê-li-a, hay như Gia-cô-bê và Gioan. Chúng ta hãy như Phê-rô khi ngắm nhìn sự thị kiến thần thánh và được biến hình bởi sự hiển dung huy hoàng ấy. Chúng ta hãy từ bỏ thế tục, rời xa khỏi mặt đất, nổi lên trên khỏi xác thịt, tách lìa khỏi những tạo vật và hướng về Đấng Tạo Hóa, hướng về đấng mà Phê-rô trong sung sướng ngất ngây đã thốt lên: Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là tốt!

Quả thật tốt lành để chúng ta được ở đây, như ngài đã nói, Phê-rô hỡi. Thật tốt lành khi được kề cạnh Chúa Giê-su và ở đấy mãi mãi. Còn gì hạnh phúc hơn hoặc vinh hạnh hơn là được ở bên Thiên Chúa, được trở nên giống như Ngài, và sống trong ánh sáng Ngài?

Vì thế, bởi mỗi người trong chúng ta đều sở hữu Thiên Chúa trong cõi lòng chúng ta, và đang được biến đổi theo giống hình hài Ngài, chúng ta cũng có thể vui mừng gào lên: Thật tốt lành để chúng con được ở đây – nơi mà mọi thứ được soi sáng bởi hào quang của Thiên Chúa, nơi có sự vui mừng, hân hoan, tán tụng; nơi mà chỉ có sự bình an, và sự thanh tịnh được phép tồn tại trong tâm hồn chúng ta; nơi mà chúng ta nhìn thấy được Ông Trời! Bởi tại đây, trong tâm hồn chúng ta, Chúa Ki-tô lấy làm chỗ ở cùng với Đức Chúa Cha, và Ngài vừa bước vào vừa nói: “Hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà này”. Với Đức Ki-tô, trái tim chúng ta nhận được tất cả sự chúc phúc phong phú và vĩnh cửu, và,  tại đấy, khi chúng được tồn trữ cho chúng ta trong Ngài,  chúng ta nhận thấy được phản chiếu, như thể trong một tấm gương, những hoa quả đầu tiên và cả một thế giới sắp đến.

Chia Sẻ:

Điều răn của Chúa không nặng nề

Tình cờ nghe được lời chứng của cô Patty Schneier từ trang Lớp Dự Bị Hôn Nhân này, nhận thấy đây là những lời chứng thật. Tông Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan, chương 5, câu 3, được nhắc đến:
Quả thật, yêu mến Thiên Chúa
là tuân giữ các điều răn của Người.
Mà các điều răn của Người có nặng nề gì đâu,
vì mọi kẻ đã được Thiên Chúa sinh ra đều thắng được thế gian...
(1Ga 5,3-4)
Cô Patty đã thách thức Chúa: hãy chứng minh cho tôi thấy là điều răn của Ngài không nặng nề. Và Chúa đã chứng minh cho cô ta qua chính nan đề mà cô cho là nặng nề: cấm ngừa thai nhân tạo.

Nghe câu chuyện của cô Patty, tôi  thấy có chút đồng cảm, vì nhận thấy điều này đã xảy ra trong đời tôi: khi tâm hồn ta chịu lắng nghe, thì rõ ràng, qua những gì ta thấy, ta nghe, qua những mối quan hệ, Chúa đang dùng chúng để hướng dẫn ta sống cuộc sống lợi lạc. Nếu ta chịu trao dâng cho Chúa viên ngọc giả mà mình đang sở hữu và cho nó là quí báu, thì Chúa sẽ trao đổi cho ta một viên ngọc thật sự và quí báu hơn gấp ngàn lần.

Vấn đề là, tôi có chịu buông tay với viên ngọc giả tạo kia hay chưa? Đến khi nào thì tôi mới xác tín rằng, “Ách của [Chúa] êm ái, và gánh của [Chúa] nhẹ nhàng” (Mt 11,28)?
Chia Sẻ:

Rền la vu vơ thường là do suy nghĩ lầm lạc

Bài viết đáng để suy ngẫm:

Rên rỉ, rền la thực chất thể hiện tính chất bất lực trong khi phàn nàn về điều gì đó mà chúng ta không tin là mình đủ sức để tạo ra sự thay đổi.

Rõ là một sự bất lực, khi lời nói bình thường của mình không đủ tính thuyết phục để người khác nghe theo. Có thể nói, việc la hét vu vơ tiếp theo đó là biểu hiện sự thiếu tín thác vào sự sắp xếp của Thiên Chúa đối với những việc mình cảm thấy bất lực.

Mỗi tối đặt lưng xuống nghỉ ngơi, tự xét lại lòng mình xem ngày nay đã có nói, có làm điều chi đáng hối tiếc hay không. Dĩ nhiên là tính dễ giận thường nằm trong bản xét mình đó.

Như mọi thứ trong đời, cần có sự cân bằng. Một bên là việc thể hiện cần thiết về sự trầm trọng của vấn đề, hầu giúp đối tượng tránh được tội tình. Một bên là sự lạm dụng uy quyền, làm tội nghiệp cho kẻ phải lãnh trọn cơn thịnh nộ quá đà của mình.

Chia Sẻ:

WYD 2013: Lễ Khai Mạc

Vừa theo dõi Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội Giới Trẻ 2013. Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Bồ Đào Nha, nhưng nhờ có theo dõi Sách Nghi Lễ, đồng thời tìm phiên bản tiếng Anh cho bài giảng của Tổng Giám Mục Orani Tempestathông điệp của Đức Hồng Y  Stanislaw Rylko, nên tôi cũng hiểu được đôi chút.  Cảm tưởng rằng: một buổi lễ kỳ diệu, với lời giảng sống động, lời ca thánh thoát (ấn tượng nhất là bài thánh ca rước lễ), dưới bầu trời mưa gió. Chắc chắn Chúa đã hiện diện, không những trên bàn thờ và trong Thánh Thể, nhưng trên toàn bãi biển Copacabana, toàn Rio de Janeiro. Cũng như Ngài đã từng có mặt trên Biển Đỏ hồi thời ông Mai Sen.

 

Chia Sẻ:

WYD 2013: Môn đệ của Chúa Cứu Thế

Tiếp tục ngẫm về niềm hy vọng, bài này suy niệm này gợi hứng từ dịp đọc thông điệp của Đức Giáo Hoàng Bê-ne-đíc-tô XVI trong Sách Nghi Lễ Đại Hội Giới Trẻ Rio 2013. Lần này, cố gắng theo dõi các buỗi lễ trên đài truyền hình trực tuyến Salt+Light, để lãnh nhận ơn xá tội. Smile

Chiều hôm qua, theo dõi hành trình của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đến Rio De Janeiro (Ba Tây) dự Đại Hội Giới Trẻ (World Youth Day) kỳ 28, với chủ đề “hãy đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Nhận thấy có chút gì đặc biệt cho kỳ hội này:

  • đại hội diễn ra trong Năm Đức Tin,
  • tại một quốc gia của Nam Mỹ,
  • cùng năm với việc vị truyền nhân kế tiếp của Thánh Phê-rô vừa được bầu chọn từ xứ Nam Mỹ,
  • ngay trong tháng công bố thông điệp Ánh Sáng Đức Tin.

Sáng nay, nghe Chúa bảo: “ai thi hành ý muốn của Cha tôi trên Trời, thì người ấy là anh chị em, và là mẹ tôi” (Mt 12:50).

Còn cách nào tuyệt vời hơn để thi hành ý muốn của Đức Chúa Cha bằng việc noi gương theo Đức Chúa Con, Đấng đã hạ mình mang xác phàm vì tôi, để nâng tôi lên hàng hynh đệ với Thiên Chúa. Biết đâu chừng, việc noi gương vác thập giá theo chân Chúa ấy sẽ thai nghén và nảy sanh ra thêm nhiều người môn đệ cho Chúa Cứu Thế.

Tưởng chừng như noi gương Chúa là phải chịu khổ đau. Nhưng … cái khổ đau bề ngoài e chừng có tiềm ẩn niềm phúc đức. Cho nên Thánh Phao-lô dạy đừng ủ rủ, nhưng “hãy vui trong niềm vui của Chúa” (Phi 4:4).

Muốn làm được như thế thì tôi cần phải biết Chúa tôi hơn. Tôi có thể giải thích cho những người anh em Nhân Chứng Giê-hô-va của tôi, những người đôi lúc vẫn hay đến gõ cửa nhà tôi, về Chúa Ba Ngôi trong Thánh Kinh không? Tôi có thể thực hiện cho anh chị em đồng đạo của tôi rằng tại sao phải giữ lễ Chúa Nhật, tại sao phải lãnh nhận bí tích Mình Thánh Chúa, tại sao phải giữ đức khiết tịnh, hay tại sao ngừa thai có hại cho hạnh phúc hôn nhân không? Nếu câu trả lời là không, thì phải tự hỏi tại sao tôi đang thất bại. Vì, người môn đệ không những chỉ là môn đệ thôi, mà còn phải như Thánh Gioan, là “môn đệ được Chúa yêu mến”.

Chiều hôm qua, trong diễn văn chào mừng, ĐTC nói: “Tôi không có vàng bạc, nhưng tôi mang theo trên mình tôi một vật quí giá nhất mà tôi đã được lãnh nhận, đó là Đức Giê-su Ki-tô. Bình an của Đức Ki-tô ở cùng anh chị em!”

Vâng, trong nhịp sống nhiều náo động của đời thường, tôi cần luôn nhớ rằng bình an của Chúa đang ở trong tôi; và qua Bí Tích Thánh Thể, tôi đang khoác chiến bào của Chúa Ki-tô, là chiến bào của tình yêu thương, lên người tôi. Tôi cần nhớ điều này khi xử sự với mọi người. Vì dù sao đi nữa, thì mọi người đáng được hưởng niềm hy vọng nơi Chúa Cứu Thế.

Chia Sẻ:

Grand Bend

IMG_2515Hoàng hôn tại bãi biển hồ Grand Bend, Ontario. Hình chụp vào chiều Chúa Nhật vừa qua. Lần trước tôi đến nơi này, cách đây đã hơn 25 năm, trong dịp du ngoạn cuối tuần với mấy người bạn Canada mới quen. Con chiên tân tòng này lúc bấy giờ đang lạc đàn, nhờ những người anh em Tin Lành trông giữ dùm cho Chúa. Nay nhớ lại với lòng biết ơn, nhất là vợ chồng anh chị Vern và Angie. Tiếc rằng đã mất liên lạc nhau khá lâu.
Chia Sẻ:

Không nên tuyệt vọng

Tối Thứ Bảy vừa rồi, ngồi nhâm nhi, tâm sự sự đời với Tứ Đệ tới gần 5h sáng. Chú nó chia sẻ rằng dạo này sao gặp trường hợp người quen, hoặc người thân của người quen, tự tử nhiều quá. Tôi nhớ đã chia sẻ với nó thế này: Nếu con cái hành động nông cạn như vậy, thì cha mẹ khó tránh tội thiếu trách nhiệm thể hiện tình yêu thương đối với nó. Dù cuộc đời có bi đát, người đời tệ bạc thế nào, trên đời này không có điều gì phải khiến người ta phải tự tử, bỏ đi mạng sống quí báu của mình. Nếu kẻ thù muốn mình gục ngã, thì mình càng cần phải vươn lên; nếu họ càng muốn mình chịu thua thì mình cần phải kiên trì.

Tín đồ của Chúa Kitô lẽ ra phải hiểu, hơn ai hết, sự trầm trọng của tội giết mình (tự tử). Thế nhưng, tối nay lại đọc thấy trên FB, có người tín hữu đã vấp phải tội tự tử, khiến vài người khác vấp phải tội tuyệt vọng đối với chính linh hồn người tự tử ấy (tội tuyệt vọng là tội xúc phạm tới Chúa Thánh Thần). Ngẫm về tội tự tử khiến tôi nhớ tới Dụ Ngôn Những Yến Bạc, được chép lại trong Kinh Mát-thi-ơ chương 25. Người tự tử ví như người đã được Chúa giao cho một yến bạc (mạng sống của mình) và đã chôn vùi nó và cuối cùng trao trả lại cho Thiên Chúa mà không gây lợi lạc gì cho Chúa (giúp ích cho đời) từ yến bạc ấy cả. Tuy nhiên, Chúa có được lợi lạc từ yến bạc ấy hay không thì chỉ có Chúa biết chứ người phàm ai mà thấu được. Cho nên tôi đã chia sẻ thế này:

Tội tự tử rất nặng, vì nó vừa làm hại cho linh hồn mình, vừa nêu gương sa ngã cho người yếu đức tin.
Tuy vậy, Giáo Lý Công Giáo điều 2283 dạy chúng ta không nên tuyệt vọng với phần rỗi đời đời của người tự tử, vì chúng ta không biết tâm trạng sau cùng của người ấy như thế nào. Họ có mắc bệnh tâm thần mất sáng suốt hay không? Họ có ăn năn tột cùng trước khi tắt thở hay không? GLCG 2283 dạy rằng Hội Thánh có thể cầu nguyện cho linh hồn người đã tự tử.
Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót cho linh hồn Phê-rô và thương xót chúng con là những kẻ còn sống trên đời này, dù ma quỷ có khiến cho chúng con thấy cuộc đời trông có vẻ tuyệt vọng thế nào đi nữa, xin cho chúng con biết nhớ rằng: Chúa không hề bỏ chúng con. Ơn Chúa luôn luôn tuông ra cho mọi người chúng con. Ơn Chúa là đủ cho chúng con tiếp tục vác thập giá theo chân Chúa suốt đời. Xin Đức Mẹ cầu bầu cho chúng con. Amen.

Chia Sẻ:

Tiểu hồng thủy?

Hai ngày vừa qua, Toronto trời mưa liên tục, gây ngập lụt, khiến chiều hôm qua toàn thành phố bị mất điện.

Tối hôm qua khoảng 08h00, đi rước phụ thân từ phi trường, bị kẹt xe, tưởng sẽ bị cạn xăng. May là đã kịp thời đến được trạm xăng gần Pearson, chứng kiến cảnh người dân lễ độ, biết nhường nhịn nhau, không tranh giành (nhiều). Trên đường, nghe tin tức từ đài AM 680, nghe xe lửa GO và xe điện ngầm bị ngập tại trạm Union, không chạy được, người đi làm tại trung tâm thành phố muốn đi xe lửa về nhà nơi ngoại ô đã bị kẹt, không về được.

Khu vực của tôi hình như may mắn hơn nhiều chỗ khác. Khi về đến nhà khoảng 11h00 đêm thì đã có điện lại; nhắn tin cho phụ thân thì ông báo trên đó vẫn chưa.

Hình “đẹp” của cư dân mạng @rob_bieber, chụp vào khoảng 5h00 chiều hôm qua:

toromto-storm-20130708

Vài tấm tiêu biểu dưới đây thấy trên The Toronto Star & National Post

Đường Lakeshore, cạnh bờ hồ Ontario, bị ngập:

FNG503114491

Đây là xa lộ DVP, cạnh sông Đon, bị ngập:

2013toronto-storm-flood-dvp

Đường rầy xe lửa bị ngập:

2013toronto-storm-flood-go-train

Đường Bayview:

2013toronto-storm-flood-bayview-extension

Chia Sẻ:

Lại dụng đến quái chiêu thất thương quyền

Hôm Thứ Ba vừa rồi, một thằng yếu ... thể lý, là tôi đã lên lau nhà và khiêng bàn ghế phụ Tứ Đệ suốt cả ngày, hôm sau thì ... kiệt quệ, lừ đừ trong người cho tới hôm nay. Lạnh, sốt, ho máu. Tối nay đang đứng tháo contact lens trong phòng rửa mặt, tình cờ thấy có vết bầm trên bắp chuột, liền nhớ tới chiêu thất thương quyền của Tạ Tốn, bèn mang chai dầu bạc hà khuynh diệp và đồng bạc, tự đè mình ra cạo gió lưng, bả vai, và ngực. Sự việc xảy ra cách đây nửa thì thời. Kết quả ra sao vẫn còn chưa kết luận được. ;-)

Cập nhật 12:07pm: Vẫn chưa chết. Tạ ơn Trời! Hy vọng hồi phục lại đủ sức để chiều còn đi học bơi.
Chia Sẻ:

Ánh Sáng Đức Tin (1)

Tối nay ngồi đọc thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, Lumen Fidei (Ánh Sáng Đức Tin). Đọc tới đoạn này …

Niềm tin vào Thiên Chúa chiếu sáng tận tâm cang, khiến [người tín hữu] biết được suối nguồn của sự thiện lành nơi gốc cội của vạn vật, và  nhận ra rằng mạng sống của anh ta không phải là sản phẩm của sự không tồn tại hay sự tình cờ, nhưng là hoa quả của một ơn gọi cá nhân và một tình yêu cá nhân…Sự thử thách lớn lao đối với đức tin [của anh ta]  nói lên mức độ mà tình yêu nguyên thủy ấy có khả năng bảo toàn sự sống ngay cả tận bên kia bờ của sự chết.  [par. 11]

Hồn tôi ơi! Trong lúc tuyệt vọng, hay trong lúc bị bức hại, nên nhớ rằng: Đấng chúng ta đang tin thờ ấy là ai! Nhớ để rồi, với đủ quyền tự do, vui vác lấy thập giá mình mà theo, theo đến nơi mà Ngài “không có chỗ để tựa đầu”.

Chia Sẻ:

Người Canada lịch sự

Cuối tuần này Cô Chú H lên thăm, đến chiều Chúa Nhật thì có vợ chồng Bác L đến chơi. Các bậc tiền bối thay phiên truyền dạy chia sẻ vài kinh nghiệm về việc vun bón lòng tự tin cho con cái. Đến chiều mọi người rủ nhau lên quán KB, trên đường Keele, ăn Bò Bảy Món. Mọi người ngao ngán, trong lúc tôi và bác L ăn hì hục, không phàn nàn. Có điều, lưu ý cho dịp sau: đừng trở lại KB.

Hôm nay hứa Tứ Đệ lên phụ nó dọn dẹp nhà cửa, cuối cùng đi lòng vòng, chạy lên nhà phụ thân, trèo cây sơ-ri hái trái chín,  tới gần 5h chiều mới lên tới, chỉ vừa kịp để nướng thịt để nhậu.

Tối về nhà ngồi máy, đảo một vòng Google+, thấy thiên hạ ăn mừng sinh nhật thứ 146 của Canada thật tưng bừng. Bắt được mấy đoạn vi-đi-ô này, thấy ngồ ngộ, hay hay:

Chia Sẻ:

Ông Trời có đức kiên nhẫn

Ngày hôm qua, điểm tin trên Twitter, thấy kênh của Radio Vaticana loan tin về  Đức Thánh Cha Phan-xi-cô giảng về Mầu Nhiệm Kiên Nhẫn của Đức Chúa Trời, dựa trên các bài đọc trong Thánh Lễ:

“Thiên Chúa luôn đồng hành với chúng ta, nhưng Ngài thường không tỏ ra cho chúng ta thấy điều đó, cũng như trong trường hợp xãy ra với các đồ đệ tại làng Em-mau. Thiên Chúa luôn có mặt trong đời sống chúng ta – đó là điều chắc chắn!…

”[Đôi khi trong đời sống chúng ta] mọi thứ trở nên thật đen tối. Đến nỗi – nếu chúng ta bị vấn nạn – chúng ta muốn tuột xuống khỏi thập giá ngay…[Tuy nhiên] Ban đêm đen tối nhất khi bình minh sắp đến.  Và chúng ta thường hay tuột xuống khỏi thập giá chỉ độ khoảng 5 phút trước khi sự giải thoát đến.

Trong tuần nay, nhân vụ án  US v. Windsor, Tòa Án Tối Cao của Hoa Kỳ (SCOTUS) vừa ra phán quyết, dựa trên số phiếu 5-4,  phế bỏ một phần của Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân (DOMA), khiến cộng đồng ủng hộ “hôn nhân đồng tính” (same sex marriage) reo hò trong chiến thắng.  Điều khoản 3 định nghĩa “hôn nhân” là: “sự kết hợp hợp pháp giữa một người nam và một người nữ”. Và SCOTUS đã phán rằng: định nghĩa này vi phạm quyền bình đẳng được đảm bảo bởi Hiến Pháp Hoa Kỳ.  Gợi nhớ lại sự kiện tương tự tại Canada hồi 2005 khi Đạo Luật Hôn Nhân Dân Sự (Civil Marriage Act) được ban hành.

Xã hội Tây Phương ngày càng biến thành một xã hội thế tục. Truyền thống của hôn nhân (marriage), với ý nghĩa “lấy vợ, lấy chồng”, vốn là sự phối hợp trọn đời giữa người nam và người nữ, kết thành một cộng đồng, với hai mục đích:  1) hướng về thiện ích của đôi vợ chồng, và 2) sinh sản và giáo dục cho con cái là thế hệ sau. Giáo Hội Công Giáo còn hiểu “hôn nhân” như là một “nhiệm tích” (sacrament) vì nó là một dấu chỉ về bản tính củaThiên Chúa: “người nam và người nữ kết hợp lại một” là hình ảnh của Thiên Chúa (Chúa Cha và Chúa Con). Tình yêu giữa đôi vợ chồng ấy biếu hiện cho Chúa Thánh Thần. Qua hôn nhân, ta cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa. Hơn nữa, tình yêu của Thiên Chúa không phải là một thứ tình yêu bất lực, mà phải đơm hoa, kết trái,  và từ đó vũ trụ được hình thành. Cho nên, con cái là biểu hiện cho quyền năng của Thiên Chúa, là sự chúc phúc do Đấng Toàn Năng ban tặng, vừa còn là một góp phần giúp cho cặp vợ chồng hướng tới sự thiện ích của nhau, vì qua tình thương dành cho con cái, bậc cha mẹ hiểu thêm về tình yêu của Thiên Chúa đối với chính họ. Hôn nhân đồng tính là thứ tình yêu bất lực vì nó thiếu điều kiện sinh sản vốn là sự kết tinh của một cuộc hôn nhân.

Tại Hoa Kỳ, một ngày sau khi công bố phán quyết, báo chí có đăng ảnh của những cặp đồng tính ôm nhau vui mừng. Khuôn mặt họ thoáng lên nỗi thống khổ, kèm theo sự khuây khỏa sau một đoạn đường dài mệt mỏi. Tôi nhớ lại lời thuật về Chúa tôi: “Khi trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương” (Lc 7,13), và “[khi] trông thấy thành [Giê-ru-sa-lem], [Chúa] khóc thương mà nói, ‘Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được’…” (Lc 19, 41-44).

Khi đi ngược đường với Thiên Chúa, thì loài người chỉ có tự chuốt lấy khổ đau. Tuy nhiên, Ông Trời có đức kiên nhẫn. Và khổ đau cũng có khả năng cứu chuộc lỗi lầm.

Chia Sẻ:

Kính sợ

Cuối tuần vừa rồi, tôi lại xuống thành phố mang tên Thánh Tôma chơi. Chúa Nhật đi dự Thánh Lễ tại họ đạo của Bà Thánh Anna. Thánh Nữ Anna là mẹ của Thánh Gioan Tiền Hô, mà do tình cờ hay có sắp đặt, nhân dịp hôm qua là kỷ niệm ngày sinh của Gioan Tiền Hô, tôi được nhắc nhở một lời thốt khiêm cung: “Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi”.

Trong Thánh Lễ Chúa Nhật vừa rồi, Cha Mark Poulin đã giảng giải về lời dạy này của Chúa Cứu Thế:

"Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.” – Lc 9:23-24

Lời giảng của Cha Mark nghe có âm điệu của Cha Robert Barron về cái mà tôi tạm dịch là “vật lý tâm linh” (spiritual physics)—không biết ngôn ngữ thần học Công Giáo trong tiếng Việt gọi là gì. Đại ý của vật lý tâm linh: muốn được “nó” nhiều hơn, thì hãy ban cho “nó” đi.

Cũng trong dịp dự Thánh Lễ, được học thêm một nghĩa cử đẹp: mỗi lần đọc lên Thánh Danh của Chúa, thì cha Mark lại cuối mọp đầu xuống, làm tôi sực nhớ lời dạy của Thánh Phaolô cho cộng đồng Phi-líp-phê: “Như vậy, khi vừa nghe danh thánh [của Ngôi Lời], cả trên trời dưới đất, và nơi âm phủ, muôn vật đều phải bái quỳ.” (Phil 2:10). Nhiệm tích của Ngôi Lời nhập thể là: thánh danh vốn đã không được thốt ra trong thời Cựu Ước, giờ đã được người phàm như tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đôi lúc thậm chí vô ý thức về điều huyền bí khủng khiếp mà chính tôi vừa thốt lên.

Cập nhật 26/6/2013 13h28 GĐP:
Hôm qua nư thể bị tội lỗi che mù mắt về điều vốn đã từng biết nhưng lại viết sai. Sáng nay, như thể được Thánh Linh sửa: Thánh Nữ Anna là mẫu thân của Thánh Mẫu Maria, không phải mẫu thân của Thánh Gioan Tẩy Giả. Mẹ của Gioan là Thánh Nữ Ê-li-sa-bét. Mea culpa! Tội lỗi! Tội lỗi!

Chia Sẻ:

Nhân Ngày Từ Phụ, Ngẫm về chữ “sợ”

Trên trang facebook của Tổng Giáo Phận Toronto, thấy có chia sẻ một bài tập tĩnh tâm nhân Ngày Từ Phụ (Father’s Day).
Bài tập bắt đầu với lời nguyện này:
Lạy Cha trên Trời, chúng con cảm tạ Cha vì [Cha đã ban] những người cha của chúng con. Họ cho chúng con sự sống, và tiếp tục cho chúng con trí khôn để sống đời. Qua tấm gương yêu thương của họ, chúng con nhận biết chính mình. Qua gương đức tin của họ, chúng con nhận biết Cha hơn. Xin Ngài thêm sức cho các người cha chúng con bằng lòng kính mến của con cái họ, hầu cho họ được khích lệ,  được cảm hứng, và được chúc phúc. Amen.
Tiếp theo là bài đọc từ sách Châm Ngôn [23:22-25]:
Hãy lắng nghe cha con, đấng sinh thành ra con,
đừng khinh dể mẹ con khi người già yếu.
Chân lý và khôn ngoan, nghiêm huấn và hiểu biết,
con hãy mua lấy chứ đừng bán đi.
Thân phụ người công chính sẽ mừng vui,
đấng sinh thành người khôn ngoan sẽ hoan hỷ.
Ước gì cha mẹ con được hỷ hoan, và người sinh ra con được mừng rỡ.
Lời chia sẻ của soạn giả của bài tập có đoạn này:
Dường như khi những người con đã đạt đến một độ tuổi nào đó, chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết hết tất cả. Chúng ta tin rằng mình có cách giải quyết cho mọi nan đề. Và cha mẹ chúng ta thật không hiểu gì cả…
À, thật đúng nhỉ. Đối với tôi, độ tuổi đó là khoảng 26t (chắc do trưởng thành trễ). Đối với cậu Tiểu Độc Cô của tôi, giai đoạn đó là khoảng 5t.
Bài tập tĩnh tâm này khuyên người cha nên chia sẻ (truyền dạy) sự khôn ngoan cho con cái. Phối hợp với Châm Ngôn 9:10 (“khởi đầu của sự khôn ngoan là niềm kính sợ Thiên Chúa”), thì biết Chúa muốn động viên tôi nên làm gì cho con cái tôi rồi. Một cách để dạy cho các con tôi  biết kính sợ Thiên Chúa là cho chúng nó thấy tôi kính sợ cha tôi.
Nền Văn Hóa của Sự Chết ngày nay dường như không còn biết sợ Trời.
Tiểu Cô Nương nhà tôi, khi Mẹ nó hỏi nó sợ ai nhất nhà, thì nó bảo là “sợ Ba”. Rồi Mẹ nói phì cười, vì thừa biết nó “ăn hiếp” Ba nó nhất nhà. Thế nhưng khi nó làm hư chuyện gì, thấy Ba nó gầm mặt không nói gì, thì cô bé thốt lên câu “xin lỗi Ba!”, rồi òa lên khóc. Bà nhà tôi nói nó không hiểu chữ “sợ” hoặc “xin lỗi” nghĩa là gì. Tôi thì lại nghĩ nó hiểu hơn rất nhiều người trong nền văn hóa sự chết của ngày nay.
Chia Sẻ:

Giao diện 2.1

Chiều nay ngẫu hứng, lột áo giao diện “Linh Động” của Blogger và mặc vào mẫu “Cửa Sổ Hình” mới này.

rev2.1

Chia Sẻ:

Ông Trời có đức xót thương

Gần đây, đọc/nghe lời giảng giải của vị truyền nhân của Thánh Phê-rô thường là niềm an ủi cho kẻ tội tình là tôi. Lời giảng Chúa Nhật vừa rồi không ngoại lệ:
But the mercy of Jesus is not just sentiment: indeed it is a force that gives life, that raises man up! [This Sunday]’s Gospel tells us this as well, in the episode of the widow of Nain (Luke 7:11-17). Jesus, with his disciples, is just arrived in Nain, a village in Galilee, at the very moment in which a funeral is taking place. a boy is buried, the only son of a widow. Jesus’ gaze immediately fixes itself on the weeping mother. The evangelist Luke says: “Seeing her, the Lord was moved with great compassion for her (v. 13).” This “compassion” is the love of God for man, it is mercy, i.e. the attitude of God in contact with human misery, with our poverty, our suffering, our anguish. The biblical term “compassion” recalls the maternal viscera: a mother, in fact, experiences a reaction all her own, to the pain of her children. In this way does God love us, the Scripture says.

And what is the fruit of this love? It is life! Jesus said to the widow of Nain, “Do not weep,” and then called the dead boy and awoke him as from a sleep (cf. vv. 13-15). The mercy of God gives life to man, it raises him from the dead. The Lord is always watching us with mercy, [always] awaits us with mercy. Let us be not afraid to approach him! He has a merciful heart! If we show our inner wounds, our sins, He always forgives us. He is pure mercy! Let us never forget this: He is pure mercy! Let us go to Jesus!
Ông Trời có đức xót thương, và lòng thương xót ấy đem cái chết trở về với sự sống. Trên đoạn đường hiện thời, xin Thánh Linh ban cho nguồn ân sủng trí khôn, hiểu biết, biết kính sợ Ngài, kẻo kẻ yếu lòng là tôi lại hại mình, và hại người. Amen.
Chia Sẻ:

Thời vận và phận sự

Hôm qua, đạp xe đi ăn trưa với bọn đồng nghiệp cũ, trên đường về ngang công viên High Park, được chiêm ngưỡng mấy nàng đẹp này:

Tu-líp…

Hoa đào?

Năm nay hoa Anh Đào đã nở trễ mùa.

Nghe các bài đọc trong Giờ Kinh Phụng Vụ, thấy có đoạn này:

Ở dưới bầu trời này,
mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời :
một thời để chào đời, một thời để lìa thế ;
một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây ;
một thời để giết chết, một thời để chữa lành ;
một thời để phá đổ, một thời để xây dựng ;
một thời để khóc lóc, một thời để vui cười ;
một thời để than van, một thời để múa nhảy ;
một thời để quăng đá, một thời để lượm đá ;
một thời để ôm hôn, một thời để tránh hôn ;
một thời để kiếm tìm, một thời để đánh mất ;
một thời để giữ lại, một thời để vất đi ;
một thời để xé rách, một thời để vá khâu ;
một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng ;
một thời để yêu thương, một thời để thù ghét ;
một thời để gây chiến, một thời để làm hoà.
Làm lụng vất vả thì được lợi lộc gì? Tôi nhìn thấy công việc mà Thiên Chúa giao cho con người để bận bịu. Thiên Chúa đã làm mọi sự hợp thời đúng lúc. Thiên Chúa cũng ban cho con người biết nhận thức về vũ trụ, tuy thế, con người cũng không thể nào hiểu hết được ý nghĩa công trình Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử.

Tôi nhận ra rằng đối với con người, không có hạnh phúc nào trong cuộc đời hơn là sống vui và sống lành. Ngay cả chuyện ăn uống và thụ hưởng những thành quả do công lao khó nhọc mình làm ra, thì đó đã là một món quà Thiên Chúa ban tặng rồi.

Tôi nhận ra rằng mọi sự Thiên Chúa làm sẽ tồn tại mãi mãi.  Không có gì để thêm, chẳng có gì để bớt. Thiên Chúa đã hành động như thế để phàm nhân biết kính sợ Người. Điều gì đang có, xưa kia đã có, điều gì sẽ có, xưa đã có rồi. Và Thiên Chúa phục hồi những gì vốn đã bị mất đi.

Tôi lại còn thấy dưới ánh mặt trời: có sự gian ác tại chốn pháp đình, có sự bất công tại nơi xét xử. Và tôi tự nhủ: người công chính cũng như kẻ gian ác đều sẽ bị xét xử. Vì mọi sự, mọi việc, đều có thời, có lúc. Về con cái loài người, tôi tự nhủ: Thiên Chúa muốn thử thách họ và cho họ thấy rằng họ cư xử chẳng khác gì loài thú vật mà thôi. Quả thế, con người và thú vật đều cùng chung một số phận: bên này chết, bên kia cũng chết ; đôi bên đều có sinh khí như nhau. Con người chẳng có gì hơn thú vật, bởi vì mọi sự chỉ là phù vân. Mọi sự đều đi về một nơi, mọi sự đều đến từ bụi đất, mọi sự đều trở về bụi đất. Nào ai biết được rằng sinh khí của con người thì đi lên cao, còn sinh khí của thú vật thì đi xuống đất?

Từ đó, tôi nhận thấy: đối với con người, không có gì tốt hơn là vui vẻ với công việc do chính mình làm ra, vì đó là phận sự của họ. Ai sẽ chỉ cho họ biết cái gì sẽ xảy đến sau khi họ chết?
[Giảng viên 3:1-22]

Chia Sẻ:

Hành trình đến Vô Cực

Hôm nay viết nhảm về vật lý và tôn giáo ti tí …

Bài giảng của Cha Robert Barron vào dịp Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên vừa qua, đặt câu hỏi: Thiên Quốc--hay Nước Trời--là ở đâu?

Nếu cảnh giới hiện hữu của chúng ta là “hạ giới”, thì Nước Trời, nơi Đức Chúa Cha ngự trị, là “thượng giới”. Ông bà ta thường gọi vậy. nhưng “hạ” và “thượng” ở đây không giới hạng ở một không gian 4 chiều của chúng ta. Bởi là nơi trú ngụ của Đấng Tạo Dựng nên trời đất (vũ trụ không gian và thời gian), nơi ấy phải vượt ngoài không gian và thời gian của chúng ta. Có thể nơi đó là một chiều không gian khác. Hmm…Có thể nào tồn tại một chiều không gian, tạm gọi nó là không gian vô cực,  mà người ta chỉ có thể hành trình đến bằng những sự tích lũy đạo hạnh thu thập được trong suốt cuộc đời của mình không nhỉ?

Hơn nữa, khi Chúa Giêsu đến thế gian, Ngài đã tuyên bố: “Nước Trời đang hiện hữu giữa các anh em” (Luca 17:19). Như vậy, sự giáng lâm của Chúa Giêsu đã đem vô cực đến với hữu cực. Hơn nữa, chính con người của Chúa Giêsu là chân trời sự cố (event horizon) giữa hữu cực và vô cực.

Tôi có muốn đến cõi vô cực ư? Thì tôi hãy đi qua con đường thương khó của Chúa Giêsu, và điều đó có nghĩa là: can đảm làm chứng cho Sự Thật, dù có lúc phải trả giá bằng sự sống còn.

Chúa Nhật vừa qua, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã phong thánh cho 800 tín đồ đã tử vì đạo tại Otranto (Ý Đại Lợi) vào năm 1480.

(thở dài …)

Lời ủi an đáng khắc sâu trong lòng:

Đừng để việc gì làm con phải phiền muộn,
Đừng để điều gì làm con phải sợ hãi,
Mọi thứ rồi sẽ qua, nhưng Chúa không hề đổi thay,
Ai có Chúa, sẽ chẳng cần gì nữa,
Kiên nhẫn sẽ đạt được tất cả,
Có Chúa là đủ.
~ Teresa Avila

Chúa Nhật tới đây, Đấng Bảo Trợ sẽ ngự đến để ban cho tôi sức mạnh.

Chia Sẻ:

Thư cuối cho Cô

Thường ngày tôi hay thức khuya làm việc, nhưng tối Thứ Ba vừa rồi vì mệt nên đã đi ngủ sớm. Sáng dậy thì thấy bé T nhắn tin:
23:46 anh Hải gọi về có việc gấp cô năm bệnh nặng kh qua khỏi, gấp, gấp
23:47 anh hỏii Bác Ba có về được kg? Cô 5 bị xuất huyết não
23:48 goi so dt em XXXX  Tu…
Lật đật tìm thẻ gọi về VN thì được nghe câu nói không muốn nghe: “Cô Năm mất rồi anh ơi!” Lời nghe như sét đánh ngang tai.  Trèo lên mạng thì được mấy đứa em--con của Cô—mở webcam cho nhìn mặt thì …Trời ơi! Cô tôi đang nằm đó dưới tấm khăn liệm màu vàng, vẻ mặt bình thản như một người đang ngủ.
Hôm sau (Thứ Tư) tẩm liệm vào đưa vào áo quan, Cô được để nằm nhà hai ngày cho quan khách viếng thăm, đến sáng ngày thứ ba (tức sáng Thứ Bảy bên đó) vào lúc 7h00 thì đã tiến hành nghi thức hỏa thiêu.  Mấy đứa em tôi bảo bảo rằng tụi nó muốn thiêu, thay vì chôn, vì sợ nếu chôn sau này lỡ phần mộ bị giải tỏa thì lại phiền phức; tội nghiệp!
Nhờ mầu nhiệm công nghệ qua dịch vụ Google+ Hangout, mà bên này phụ thân tôi, tam đệ, tứ muội, và tôi đã có dịp tham dự phần nào các nghi thức sau cùng theo tập tục của đạo Phật. Dưới đây là bức thư tôi đã viết, ghi âm, và đã gửi về cho hai đứa em chiều nay, nhưng vì mọi việc tiến hành trong hối hả, nên chúng nó đã không kịp phát lên trong lúc cử hành nghi thức.
---
Cô Năm kính thương,
Vậy là sau một năm vật vã với căn bệnh suy thận, và sau 63 năm vật lộn với điều kiện sanh-lão-bệnh-tử của kiếp người, Ông Trời đã cho Cô chính thức về hưu an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng. Con ghi mấy dòng cuối cùng này, góp lời cùng với mấy đứa em con--nhất là Phong, Tuyền, và Đạt--để nói lời cảm ơn, lời xin lỗi, và lời từ biệt với một người Cô mà chúng con đã kính thương như một người Mẹ.
Hồi con còn nhỏ, nếu Bà Nội là người Mẹ thứ hai, thì Cô đã là người Mẹ thứ ba của con. Cô đã chăm sóc cho con như đứa con ruột mỗi khi con lên thành vào những dịp nghỉ hè. Thằng Hải hồi nhỏ “nắng không ưa, mưa không chịu”.  Hầu như lần nào lên Sài Gòn là đều bị bệnh, mấy lần phải vào bệnh viện nhi đồng. Con còn nhớ một lần bị sốt, giựt kinh phong, con nằm trên tấm ván gỗ mun và Cô ngồi bên con săn sóc, đắp nước đá. Trong cơn sảng, con đã nói với Cô là “Cô Năm ơi, hồi nãy con đi ra ngoài cổng thì bị họ giữ con lại, không cho con về”. Cô nghe được, liền quýnh lên và bảo, “Con ơi, con đừng nói vậy, đừng làm Cô Năm sợ, con ơi!” Haha … thường ngày Cô hay gọi con là “con thỏ đế”, mà nay Cô lại là người bị sợ. Haha…
Con nhìn lại khoảng đời thơ ấu của con, và nhìn thấy một thằng nhóc hư hỏng nhiều chứ không phải là đứa cháu ngoan. Con đã làm Bà Nội con nhọc hơi, và chắc nhiều lúc cũng đã làm cho Cô mệt sức. Con cám ơn Cô đã thương lo cho con, và con xin lỗi đã nhiều lúc làm cho Cô buồn lòng.
Cô Năm ơi, mỗi lần con nhìn thấy vóc dáng của Cô, là nhìn thấy Bà Nội con. Vóc dáng ấy biểu hiện sự khắc khổ của đời người. Kiếp người Việt Nam mình cực khổ nhiều quá phải không Cô. Nhưng con cũng hiểu rằng, mỗi người chúng ta đều có những chuỗi khổ cực riêng, để gánh vác tùy theo khả năng của từng người, và mục tiêu của khổ cực là để rèn luyện đức tính kiên nhẫn và chịu đựng.  Ngoài sự chịu đựng thể xác, nó còn là một cuộc chiến tâm linh mà chúng ta không thể bỏ cuộc, vì bỏ cuộc giữa đường tức là chúng ta đã chịu thua. Và Cô đã không bỏ cuộc. Trong suốt một năm ròng chịu đựng sự đớn đau của căn bệnh, Cô đã không bỏ cuộc, không chịu thua, cho đến hơi thở cuối cùng. Hơn thế nữa, con còn trộm nghĩ rằng hiện giờ Cô đã chiến thắng.
Có một điều con lấy làm hối tiếc, là Ông Trời đã cho con một năm cơ hội để tâm sự với Cô, mà con đã bỏ sót nó nhiều quá. Nhiều lời muốn nói, nhiều niềm vui và, khám phá mới trong đời mà con muốn chia sẻ, về triết lý, về đạo, về cuộc sống tâm linh, về cái khổ cực và cái hạnh phúc của cõi đời. Nay thì đã không còn kịp nói để Cô thấy bằng mắt, và nghe bằng tai. Nhưng, khi con nhìn nét mặt bình an của Cô khi ra đi, như một người đang ngủ, như một bà tiên, hay một vị bồ tát, thì từ đó lóe lên trong con một tia hy vọng tốt đẹp.
Thôi Cô hãy yên nghỉ đi nhé, Cô Năm. Con sẽ nhớ lời nhắn nhủ sau cùng mà Cô đã dạy con hồi năm 2005, về tình nghĩa anh em: nơi xứ lạ, quê người, nên biết đùm bọc, thương yêu, và nhường nhịn nhau.  Dù phải vấp ngã và phải đứng dậy nhiều lần, con xin cố gắng làm theo lời cô dặn, như thể thực thi một tâm nguyện: sống đời như sống đạo. Con chào tạm biệt Cô, với lòng tin, lòng cậy, lòng mến, và trong niềm hy vọng sẽ có ngày cô cháu mình gặp lại. Trong khi chờ đợi một ngày đó, xin phó thác linh hồn cô cho Ơn Trên xót thương và phù hộ.
Cháu của Cô,
Trần Thanh Hải
Viết tại Toronto, Canada, vào một trưa Thứ Sáu, trời âm u, ảm đạm.
Chia Sẻ:

Đức Giáo Hoàng nhắn tin

Wow!

Chia Sẻ:

Mơ về Phép Thánh Thể

Đêm qua nằm mộng, thấy mình đang xếp hàng để Rước Lễ. Đến lượt tôi, khi tôi vừa bước lên thì vị Thừa Tác Viên sơ ý làm rớt miếng Bánh Thánh xuống đất. Tôi hấp tấp nhào tới, nhặt Thánh Thể lên, áp vào miệng mình, làm dấu, cuối đầu chào, rồi vừa nhai, vừa lui về chỗ ngồi.

Sau Thánh Lễ, Thầy Sáu bắt gặp rồi đang ngồi thẩn thờ trên bãi cỏ trước nhà thờ, bèn ngồi xuống kế bên, vỗ vai tôi và hỏi: “Hồi nãy nghĩ sao mà làm vậy?” Tôi trả lời trong thái độ nửa đùa, nửa nghiêm, về một lý do sùng kính giả hình nào đó không nhớ rõ. Thầy bèn ân cần giảng giải về một tín lý gì đó tôi cũng không nhớ nốt, chỉ nhớ sau đó tôi đã đáp: “À, tôi hiểu rồi. Cám ơn Thầy. Tuần sau tôi sẽ gặp Cha để xưng tội.”

Tỉnh giấc, suy ngẫm lại về những gì mình đã mơ, tôi nghĩ tôi biết tôi đã sai chỗ nào. Tôi đúng ở chỗ biết tôn thờ Thánh Thể qua “sự hiện diện đích thực của mình, máu, cùng với linh hồn và thiên tính của Đức Ki-tô dưới hình thể bánh rượu” (GLCG 1374-1378). Tôi sai ở chỗ: trong sự nhiệt tình, tôi đã hồ đồ toan đoạt lấy, thay vì khiêm nhường đón nhận—đây là tội mà tổ tiên loài người là A-dong và E-và đã vấp phải.

Coi như là trong giấc ngủ cũng có thể được học đạo.  Nếu lần sau được cơ hội, có lẽ đây mới là thái độ đúng đắn hơn: quì xuống, nhặt Thánh Thể từ dưới đất, trao lại cho vị Thừa Tác Viên Thánh Thể, và thưa: xin bác làm ơn phát phần Mình Thánh Chúa Ki-tô này cho tôi.

Chia Sẻ:

Suy niệm của một người bệnh

Hôm nay nằm nhà nghỉ bệnh.  Chiêm niệm lại những lời này:
Hãy đến với Thầy, hỡi ai đang vất vả và nặng gánh, và Thầy sẽ cho người nghỉ ngơi bồi dưỡng…Bánh Thầy sẽ ban tặng, chính là thịt thầy đây, để cho thế gian được sống…Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy…Ai ăn thịt Thầy, và uống máu Thầy, sẽ ngự trong Thầy, và Thầy cũng ngự trong người ấy…Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống.

Này là những lời của Thầy, Lạy Chúa Kitô, Chân Lý Vĩnh Cửu. Dù chúng không được thốt ra cùng một lúc, cũng như đã không được lại ghi chép lại cùng một nơi. Và vì chúng là lời của Thầy và là sự thật, tôi phải chấp nhận tất cả trong niềm tin và lòng biết ơn. Chúng là lời của Thầy và Thầy đã thốt ra chúng; chúng cũng là của con, vì Thầy nói vì sự cứu rỗi cho con. Con vui nhận lấy chúng từ môi Thầy, hầu cho chúng có thể gây ấn tượng sâu sắc thêm trong tâm hồn con.
Lời dịu dàng thay, đầy ngọt ngào và chan chứa tình yêu. Chúng động viên con. Nhưng tội lỗi con khiến con sợ hãi, và lương tâm ô uế của con gào thét với con khi tiếp cận với nhiệm tích cao cả như thế này. Vị ngọt của lời Thầy mời gọi con, nhưng vô số thói hư tật xấu trong con đàn áp con.
---
Trích trong tác phẩm Noi Gương Đức Kitô, quyển 4.
Hình như đây là lần thứ hai tôi có suy tưởng miên man này. Lẽ nào Thầy tôi muốn nhắc tôi: phải tuyệt đối vâng phục những gì Hội Thánh dạy!
Chia Sẻ:

"Khởi đầu của khôn ngoan"

Lâu ngày không viết.  Nay viết vội vài dòng trước khi đi làm…

Tuần rồi tôi bắt đầu đạp xe đi làm, sau một mùa Đông gián đoạn. Năm ngày bị mắc mưa 4 ngày, còn Thứ Sáu thì gió lớn và mưa đá, khiếp quá nên đi buýt hôm đó. Tuần này có dấu hiệu ấm áp.

Sáng Chúa Nhật đi Lễ 9h00, "trộm" tờ giấy bạc của bà chủ nhà để đem dâng Chúa. Tới giờ quyên góp, moi khắp túi quần, túi áo cũng chả thấy nó đâu. Về nhà thì thấy nó đang nằm trên sàn nhà. Thú tội với bà chủ thì mới ngợ ra: đó là tờ bạc giả ai đó đã thối cho bà lúc đi chợ. Vậy là tránh được tội khinh Trời.

Trên đường đạp xe tuần vừa rồi, tôi nghe đi nghe lại bài nói chuyện của bác sĩ nhi đồng, Meg Meeker, về việc dạy con cái (How to Raise Strong Catholic Families in a Difficult Culture), được nghe nhắc đến câu này: "khởi đầu của sự khôn ngoan là niềm kính sợ Thiên Chúa" (Sách Châm Ngôn 9:10). Tuyệt vời!

Gần đây ở chỗ làm, tôi có “bàn luận” với 2 đồng nghiệp về đạo Thiên Chúa. Một người xưa là tín đồ Chính Thống giáo, nay thì có vẻ chống đối Giáo Hội. Còn người kia thì vướng vấp bởi hiện tượng người lành gặp dữ, còn kẻ dữ thì ung dung tự tại ngoài vòng luân lý. Với cô này, tôi định nói rằng, "người dữ mà gặp dữ thì dường như họ vẫn còn hy vọng để hoàn thiện, còn người dữ mà được sống thảnh thơi thì coi chừng đã hết đường chữa", nhưng tôi kịp ngừng trước khi thốt lên phần sau, vì nhận ra rằng mình đã xúc phạm Lòng Thương Xót Chúa.

Sáng hôm qua, đọc được bản tin về bài giảng của Đức Thánh Cha nhân dịp Kinh Thánh kể về lúc Thánh Stephanô bị bức hại. Thấy Ngài nói: Tội hay nói xấu người khác là tội phá hủy công nghiệp của Chúa trong chính mình…hơn nữa, nó là hoa quả của Satan. Tôi nghĩ, ở đâu có dối trá, thì ở đấy có quỉ thần, và nơi đấy cần có sự hiện diện của Chúa nhất, cho dù hiện diện để chịu tử nạn vì tình yêu.

Chia Sẻ:

“Thật đúng là người mẹ Công Giáo”

Tình cờ đọc bài viết được đăng bởi Cha Lê Quang Uy về Thánh Nữ Gianna mà tôi có lần viết qua (ở đâyđây):

Trước khi lên bàn mổ, bác sĩ phẫu thuật hỏi lần cuối: “Tôi phải cứu ai, bà hay con bà ?” – Gianna trả lời: “Cứu con tôi, và đừng lo gì cho tôi”. Vị giáo sư người Do Thái, mặc dầu không đồng ý với Gianna, đã làm theo ý bà, và ông đã thốt lên: “Thật đúng là người mẹ Công Giáo”.

Sau này, khi nghe nhiều người chất vấn tại sao mẹ mình nỡ bỏ lại đằng sau người chồng và ba đứa con thơ dại để sinh đứa con thứ tư, một trong các người con của bà đã khẳng định: “Mẹ tôi xác tín rằng đứa con chưa chào đời cũng có quyền sống như những đứa con khác. Mẹ tôi đã không chọn sự chết. Trong giây phút đó, bà đã chọn sự sống của con mình”
Thích đoạn này nhất:
Về mặt luân lý, người Công Giáo chúng ta chỉ có một nguyên tắc luân lý duy nhất: mình chết cho người kia được sống, chứ không bắt người khác phải chết để mình được sống. Hay nói khác đi, không ai tìm sự sống cho mình bằng cách bắt người khác phải chết, nữa là đấy lại chính là giọt máu tình yêu của mình, là đứa con mới hoài thai của mình với chồng.
Chúa đã sống lại thật rồi! Nào ta hãy mừng vui với Tin Mừng Sự Sống!
Chia Sẻ:

Bài học khiêm hạ trong dịp Tam Nhật Phục Sinh

Hai trong ba ngày Tam Nhật Thánh vừa rồi, tôi đã ở thành phố Thánh Tôma. Chuyến đi này gặt hái được bài học từ bác Long, liên quan đến vấn đề va chạm tình anh chị em trong gia đình.

Thứ nhất, kẻ làm anh/chị cả trong nhà phải nêu gương nhẫn nhịn và bao dung, khi đứa em mình có lời nói hoặc hành động vô lễ, xúc phạm, khinh thường đến mình. Điều này thích hợp với lời dạy của Chúa Cứu Thế trong dịp Lễ Lá Chúa Nhật tuần rồi , khi Ngài bảo:

"Vua các dân thì dùng uy mà thống trị dân, và những ai cầm quyền thì tự xưng là ân nhân. Nhưng anh em thì không phải như thế, trái lại, ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ. Bởi lẽ, giữa người ngồi ăn và kẻ phục vụ, ai lớn hơn ai? Hẳn là người ngồi ăn chứ? Thế mà, Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ. Còn anh em, anh em vẫn một lòng gắn bó với Thầy, giữa những lúc Thầy gặp thử thách gian nan. Vì thế, Thầy sẽ trao Vương Quốc cho anh em, như Cha Thầy đã trao cho Thầy, để anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương Quốc của Thầy, và ngự toà xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en."
~ Luca 22:25-30

Đức Tân Giáo Hoàng Phan-xi-cô cũng đã làm chứng cho sự khiêm hạ, khi ngài rửa và hôn chân 12 người trẻ trong trại tù Casal del Marmo ở Roma hồi Thứ Năm vừa rồi, trong đó có hai người tín đồ Hồi giáo và hai phụ nữ.

Và chính Chúa Giêsu đã là gương khiêm hạ tuyệt vời nhất, khi đã trút đi ngôi vị Thiên Chúa của mình mà khoác lấy thân phận con người thấp hèn, để cứu người yêu của Ngài khỏi sự đọa đày của tội tình. Và, khi lời nói và việc làm của Ngài đụng chạm đến lợi ích riêng của nàng, thì nàng đã sỉ nhục, hành hạ, và xử Ngài cho đến chết thảm. Trước sự bất công ấy, Ngài đã không hề chống cự, lại còn thốt lên câu: “Xin Cha hãy tha thứ cho em ấy, vì em ấy không biết việc mình làm” (Luca 23:34). Rồi thì, ngay sau khi Ngài sống lại, đã sai các môn đồ đi rao giảng cho chính kẻ đã sát hại Ngài, ngõ hầu cho họ biết ăn năn hoán cải mà được hưởng nguồn hạnh phúc muôn đời.

Câu chia sẻ thứ hai của bác Long: Nếu nhẫn nhịn không được thì hãy xem như mình không hề nghe những lời lẽ ấy. Tôi nghĩ, trong những khoảnh khắc ấy, tôi cần phải nhớ tới hình ảnh Chúa Giêsu đang bị phun nước miếng vào mặt, mà khấn nhanh một câu: “Lạy Chúa! Con nhận biết rằng Chúa đang mời gọi con: Hãy là Chúa đối với đứa em đang sỉ nhục con. Xin dạy cho con biết phản ứng thế nào để cả hai chúng con cùng tiến gần tới Chúa hơn sau sự va chạm này.”

Chia Sẻ:

Có điều gì kỳ lạ đang xảy ra

Bài thuyết giảng này, nhân ngày Thứ Bảy Cực Thánh, của Đức Giám Mục Melito của thành Sardis (~180AD):
---
Có điều kỳ lạ đang xảy ra - đó là một sự im lặng tuyệt vời trên trái đất ngày hôm nay, một sự im lặng và yên tĩnh tuyệt vời. Toàn bộ trái đất giữ im lặng bởi Vì Vua đang ngủ. Trái đất rung động rồi thì im lặng vì Thiên Chúa đã ngủ thiếp đi trong xác thịt, và Người đã nâng lên tất cả những người đã ngủ mãi từ dạo trần thế bắt đầu. Thiên Chúa đã chết trong xác thịt, và địa ngục run rẫy trong nỗi sợ hãi.

Người đi để tìm kiếm cha mẹ đầu tiên của chúng ta, như tìm một con cừu bị thất lạc. Với lòng mong mỏi đến thăm những kẻ sống trong bóng tối và trong bóng của sự chết, Người đi để giải thoát khỏi phiền muộn những người bị bắt giữ là A-dong và E-và; đấng vừa là Thiên Chúa và là con cái của E-và. Chúa tiếp cận họ, mình mang Thập Giá, vũ khí mà qua nó Người đã giành chiến thắng. Khi nhìn thấy Người, A-dong--người đàn ông đầu tiên mà Người đã tạo ra--bèn đấm ngực mà hô to với mọi người rằng: "Chúa tôi hằng ở với anh chị em". Chúa Kitô trả lời ông: "Và ở cùng thần khí ngươi". Người bèn nắm lấy tay ông mà bảo, "Hãy trỗi dậy, hỡi kẻ ngủ mê, hãy trỗi dậy từ cõi chết, Chúa Kitô sẽ chiếu ngời ánh vinh quang trên đầu ngươi.

"Ta là Thiên Chúa của ngươi, đấng vì lợi ích của ngươi đã trở thành con trai ngưoi. Vì bởi tình yêu ta dành cho ngươi và cho con cái ngươi,  ta bây giờ bằng thẩm quyền riêng của ta, truyền lệnh cho tất cả những ai bị giam cầm trong nô lệ, hãy bước lên; ai đang trong chốn tối tăm, hãy bước ra ánh sáng; ai đang ngủ mê, hãy trỗi dậy. Ta ra lệnh cho ngươi, hỡi kẻ ngủ say, hãy tỉnh thức, bởi ta đã không tác tạo nên ngươi để ngươi bị giam cầm trong địa ngục.
Hãy trỗi dậy từ cõi chết, vì Ta là sự sống của kẻ chết. Hãy trỗi dậy, hỡi tác phẩm từ bàn tay Ta, kẻ đã được tạo ra giống theo hình ảnh Ta. Hãy đứng lên, và chúng ta hãy rời khỏi nơi này, vì ngươi đang ở trong Ta và ta ở trong ngươi; cùng nhau chúng ta thành nên một và chúng ta không thể bị tách rời nhau nữa. Vì lợi ích của ngươi, ta, Thiên Chúa của ngươi, đã trở thành con trai của ngươi, ta, là Chúa, đã lấy thân hình của một kẻ nô lệ, Ta, quê hương  là Trời, xuống trái đất và dưới mặt đất. Vì lợi ích của ngươi, vì lợi ích của toàn thể loài người, ta đã trở thành một con người không có nơi nương tựa, tự do trong những người chết. Vì lợi ích ngươi, kẻ đã rời bỏ Khu Vườn,  ta đã bị phản bội và bị nộp cho người Do Thái trong một khu vườn, và đã bị đóng đinh trong một khu vườn.

Hãy nhìn lên khuôn mặt ta, nước bọt miệng mà ta đã nhận được để khôi phục lại cho ngươi sự sống mà ta đã một lần thổi vào ngươi. Nơi đấy có những dấu tích đánh đập mà ta đã lãnh nhận, để uống nắn lại bản tính sai lệch của ngươi trở lại theo hình ảnh của ta. Trên lưng ta, những dấu vết của đòn roi ta đã chịu đựng để trút đi gánh nặng tội lỗi trên lưng ngươi. Hãy xem bàn tay ta, bị đóng đinh chặt vào một cái cây, vì bởi một thời ngươi đã từng ác ôn,  đã giơ bàn tay ra và chạm vào một cái cây.

Ta ngủ trên thập tự giá và một thanh kiếm đã xuyên qua cạnh sườn ta, vì ngươi, kẻ đã ngủ trong địa đàng, và ta đã đem E-và đến từ cạnh sườn ngươi. Cạnh sườn ta đã chữa lành vết thương nơi cạnh sườn ngươi.  Giấc ngủ của ta sẽ khuấy động giấc ngủ của ngươi trong địa ngục. Thanh kiếm đâm ta đã biến thành vỏ kiếm bao bọc lấy thanh kiếm khác vốn đã được quay mũi về hướng ngươi.

Hãy trỗi dậy nào, chúng ta hãy rời khỏi nơi này. Kẻ thù đã dẫn ngươi ra khỏi địa đàng. Ta sẽ không khôi phục lại ngươi vào con đường đó, nhưng ta sẽ tấn phong ngươi ở trên Trời. Ta cấm ngươi sờ tới cái cây vốn chỉ là một biểu tượng cho sự sống, nhưng hãy nhìn, ta chính là nguồn của sự sống, bây giờ đã là một với ngươi. Ta bổ nhiệm cho thiên thần chê-ru-bim để họ bảo vệ ngươi như kẻ nô lệ được bảo vệ, nhưng giờ này ta bắt họ phải tôn thờ người như Thiên Chúa. Ngai vàng được hình thành bởi che-ru-bim đang chờ ngươi, kẻ khiêng chúng là những người nhanh chóng và háo hức. Buồng cưới được trang trí, bữa tiệc đã sẵn sàng, những nơi an nghĩ vĩnh cửu được chuẩn bị, nhà kho tàng của tất cả những điều tốt đẹp được mở toang. Nước thiên đàng đã được chuẩn bị cho ngươi từ thuở muôn đời.”

Chia Sẻ:

Suy niệm Mùa Chay: Về việc điều hòa sinh sản

Cuối tuần qua, tôi được dịp nói chuyện với vài người bạn Công Giáo về Giáo Lý Tính Dục, và từ đó tạo ngẫu hứng cho tôi đọc lại Thông Điệp Sự Sống Con Người (Humanae Vitae) của cố Đức Thánh Cha Phaolô VI về việc điều hòa sinh sản, và Thần Học Về Thân Xác (Theology of the Body) của cố Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Tôi so sánh kho Thần Học Thân Xác như là bộ Kama Sutra của người Công Giáo, nhưng kho tàng khổng lồ này chắc phải dành một dịp khác để chiêm niệm thêm. Tối nay tôi muốn suy ngẫm một chút về việc điều hòa sinh sản, mà ngôn ngữ của thế tục gọi là “ngừa thai”.

Giáo Lý Công Giáo điều 2370 (GLCG 2370) gọi ngừa thai, trên bản chất, là một điều ác (từ ngữ tiếng Anh gọi là “intrinsically evil”):

2370 Tiết dục định kỳ cũng như những phương pháp điều hòa sinh sản đặt nền tảng trên việc tự quan sát và sử dụng những thời gian không thể thụ thai (x. HV 16), đều phù hợp với các tiêu chuẩn khách quan của luân lý. Những phương pháp này tôn trọng thân thể của vợ chồng, khuyến khích họ âu yếm và giúp nhau hướng đến tự do chân chính. Ngược lại, "mọi hành động nhằm mục đích hay tạo phương thế ngăn cản sự truyền sinh trước, hoặc trong khi giao hợp, hoặc trong diễn tiến các hiệu quả tự nhiên của việc giao hợp, tự bản chất là xấu" (HV 14).

Humanae Vitae 16:

16. Như Ta trình bày trong đoạn 3 trên đây, hiện nay người ta chống đối lại lời giáo huấn của Giáo hội về nền luân lý hôn nhân, chủ trương rằng con người có quyền dùng tri thức của mình để quản trị và điều khiển các năng lực nằm trong thiên nhiên vô tri để mưu ích cho toàn thể nhân loại. Người ta đặt câu hỏi: nếu có thể, trong một vài trường hợp, sử dụng phương pháp nhân tạo để kiểm soát việc sinh sản hầu đem lại hòa đồng êm ấm cho gia đình và giúp cho việc giáo dục con cái (đã sinh ra rồi) được dễ dàng tốt đẹp hơn, thì tại sao lại không sử dụng?

Ta cần phải trả lời một cách minh xác rằng: Giáo hội sẵn sàng chấp nhận, tán thưởng việc dùng tri thức trong một lãnh vực, mọi công tác Thiên Chúa cùng hoạt động với tạo vật tri thức, nhưng Giáo hội khẳng định rằng: trong trường hợp này, phải tôn trọng nền trật tự được Thiên Chúa thiết lập.

Vì thế, nếu có những hoàn cảnh, những lý do thể lý, tâm lý, hoặc ngoại cảnh đòi hỏi vợ chồng phải hạn chế bớt việc sinh con, thì trong trường hợp đó, Giáo hội cho biết có thể căn cứ vào các chu kỳ tự nhiên, cố hữu của cơ năng sinh sản để làm hành vi hôn nhân trong những thời gian không đậu thai, và chỉ có phương pháp điều tiết sinh sản ấy mới không đi ngược lại những nguyên tắc luân lý căn bản mà Ta vừa nhắc nhở trên đây.

Giáo hội không mâu thuẫn khi chủ trương rằng: người ta được áp dụng phương pháp các thời gian không đậu thai, đồng thời lên án việc sử dụng những phương pháp trực tiếp gây trở ngại cho việc sinh sản, dù với những lý do có vẻ đứng đắn, lương thiện. Quả vậy, hai sự việc trên đây hoàn toàn khác biệt nhau; trong trường hợp thứ nhất, đôi bạn sử dụng một cách hợp pháp những dữ kiện tự nhiên, còn trong trường hợp thứ hai, họ cản trở một diễn biến của thiên nhiên. Tuy trong cả hai trường hợp, hai người phối ngẫu đều tích cực, đồng ý với nhau tìm cách tránh không cho có con vì những lý do thoả đáng, nhưng đặc biệt trong trường hợp trước, hai người tự kiềm chế, không sử dụng quyền hạn của hôn phối trong những thời gian có thể đậu thai vì những nguyên do hợp lý, và sử dụng quyền hạn đó trong thời gian không thể có con để biểu lộ tình thương nhau và bảo vệ lòng chung thuỷ với nhau. Trong hành động này, hai người đã chứng tỏ một tình yêu hoàn toàn và thực sự lương thiện.

Tại sao ngừa thai là một việc ác? Bởi vì: cũng như hôn nhân nam nữ là dấu chỉ cho hôn nhân giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, tương tự như vậy, quan hệ tình dục giữa cặp vợ chồng là dấu chỉ cho Bí Tích Thánh Thể. Khi tôi đi rước lễ, Thánh Thể của Chúa Kitô hòa nhập vào thân thể của tôi, và trong giây phúc mầu nhiệm ấy “cả hai đã biến thành một xương một thịt”.  Cho nên, 

"Hôn phối và tình yêu trong hôn nhân, tự bản chất nó, được hướng về việc sinh sản và nuôi dưỡng con cái. Trên thực tế, con cái là ân huệ tối thượng của hôn nhân và mưu ích rất nhiều cho chính cha mẹ chúng" (Công đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ "Niềm Vui Và Hy Vọng" - Gaudium et Spes, số 50).

Và, cũng như việc tôi rước Thánh Thể vào mình, rồi lại từ chối ơn thánh hóa mà Thánh Thể có thể tác động trong trong bản thân tôi, tương tự như vậy, với hành động cản trở sự kết tinh từ quan hệ tình dục, tôi nói lên rằng: tôi không muốn nhận cái ân huệ tối thượng mà Thiên Chúa muốn ban cho tôi kia. Từ sự khước từ đó, khá dễ hiểu khi Đức Phaolô VI, vào thời điểm của năm 1968, 8 năm sau khi viên thuốc ngừa thai đã được tung ra thị trường Hoa Kỳ, đã đưa ra 4 tiên đoán về hệ quả của việc ngừa thai:

  1. Gia tăng của sự bội tín trong hôn nhân cũng như sự tụt dốc của luân lý tính dục,
  2. Sự thiếu tôn trọng phụ nữ, biến phụ nữ thành dụng cụ thỏa mãn dục tính ích kỷ cho đàn ông,
  3. Các chính quyền sẽ ép buộc dân chúng phải áp dụng những phương pháp ngừa thai để tránh né những khó khăn cá nhân, gia đình, hoặc xã hội,
  4. con người sẽ chơi “trò chơi thượng đế”.

Khi tôi cưỡng lại Thánh ý Chúa, thì đó là “tội lỗi”. Nhớ lại lời của Cha John Riccardo:  Chúa ghét tội lỗi của tôi chính bởi vì chúng gây tổn hại cho bản thân tôi. Và vì tôn trọng quyền tự do của tôi, Chúa bất lực khi tôi đang phạm tội. Và Ngài khóc. Ngài không làm được gì khác ngoài việc khóc, và khóc đến đổ mồ hôi máu…trong vườn Giệt-si-ma-ni.

Chia Sẻ:

Ý Kiến Bạn Đọc

Facebook

Nhãn

anh ngữ (1) ảo ba trì (10) apologia pro vita sua (3) ăn uống (2) bà nội (5) bạo lực (1) bảo quản xe ôtô (4) benedictxvi (3) bí tích thánh thể (8) canada (37) catholic (2) cầu nguyện (11) cbc (2) chết chóc (3) chính trị (6) chúa ba ngôi (24) chứng nhân giê-hô-va (3) CNE (2) covid-19 (10) cộng đồng (3) công giáo (134) công nghệ (6) cộng sản (2) công việc (24) cuba (1) cung tự phục hổ quyền (2) cuối tuần (6) dạy con (1) dị ứng (4) dịch thuật (1) du lịch (9) du lịch bằng xe (2) du ngoạn (9) dụ ngôn (1) đại hội giới trẻ (3) đạo (1) đêm tối tăm (5) đi công tác (3) độc cô cầu đạo (36) đời sống (5) english (4) francis-xavier nguyễn văn thuận (1) gãy xương (5) gia đình (79) giáng sinh (8) giáo lý (9) giao thông (5) giao tiếp (1) giới tính (4) gò công (6) grand bend (1) guelph (7) gương thánh nhân (10) hài hước (2) hành hương (1) hòa giải (1) hoa kỳ (5) hỏa ngục (3) hội hè (2) hội thánh (3) hồi tưởng (8) hôn nhân (7) humanae vitae (1) huntsville (2) hứa hẹn đầu năm (1) jpii (8) kế hoạch kungfu panda (1) khoa học (3) khổ đau (2) khủng bố (1) kinh doanh (5) kinh nguyện (3) kinh thánh (42) lectio divina (1) lễ tạ ơn (4) lễ tro (1) linh thao (1) linh tinh (4) lòng thương xót chúa (5) luật pháp (2) lumen fidei (1) máy vi tính (1) mầu nhiệm (1) memento mori (3) mê hồn trận (18) montreal (1) mùa chay (60) mùa đông (1) mùa hè (5) mùa vọng (3) mùa xuân (4) ngắm đàng ánh sáng (1) nghỉ xuân (1) ngôn ngữ (3) người việt khắp nơi (2) nhà cửa (4) nhật bản (3) nhật ký nghĩa vụ bồi thẩm đoàn (3) ontario (19) ottawa (2) phá thai (2) phật giáo (7) phép xã giao (1) phim (4) phục sinh (13) quê hương (2) rắn (2) rượu bia (3) Sauble Beach (1) sống đạo (3) st. thomas (canada) (13) summa theologica (1) suy ngẫm (57) sự sống (1) sức khoẻ (2) sức khỏe (10) tam nhật thánh (2) tâm lý (5) Tết (8) tháng tư đen (2) thành bại (1) thánh lễ (1) thánh mẫu (3) thần học thân xác (3) thể dục (1) thế giới (1) thị trường (1) thiên chúa giáo (27) thiên đàng (2) thiên nhiên (6) thiên tai (1) thiên văn (1) thời sự (41) thời tiết (20) thư giản (1) tin mừng (2) tình dục (3) tĩnh tâm (34) tình yêu (6) toronto (49) tổ tiên (6) tội (7) tôi là (24) tội tổ tông (7) tôn giáo (8) trầm tư (28) trung quốc (2) ttc (3) tuần hoàn (1) tuần thánh (5) vật lý (1) verbum domini (1) việt nam (14) viết trên iPod (21) vlog (4) võ học (2) vô thần (3) waterloo (3) wikileaks (2) xã hội (2) xe đạp (15) xưng tội (43) y học (2)

Bài Mới Nhất

Được Xem Nhiều Nhất

Người theo dõi

Lưu trữ Blog